logo

Soạn Văn 11 Cánh diều

Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Cánh diều là sách mới được đưa vào giảng dạy gần đây tại trường Trung học phổ thông của một số nơi. Để các bạn có thể tiếp thu được hết những kiến thức bổ ích mà cuốn sách này mang lại, Toploigiai đã mang tới cho các bạn bài Soạn văn 11 Cánh diều, mời các bạn cùng đến với những nội dung sơ lược của bài soạn này:
Bài 1: Thơ và truyện thơ

Mỗi người chúng ta ngay từ khi được tiếp xúc với văn học chắc hẳn không còn xa lạ gì với thơ, một thể loại văn học phổ biến. Nhưng truyện thơ thì lại là một khái niệm còn mới mẻ đối với nhiều bạn. Truyện thơ là truyện nhưng thay vì viết bằng văn xuôi thì lại được viết bằng thơ và cũng có cốt truyện, phản ánh một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống. Bài 1 đã mang tới cho các bạn những tác phẩm thơ và truyện thơ đặc sắc sau đây:
- Sóng (Xuân Quỳnh)

- Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)

- Tôi yêu em (Pu-skin)

- Nỗi niềm tương tư (Trích Bích Câu kì ngộ - Vũ Quốc Trân)

Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du

Nguyễn Du là Đại thi hào lừng danh trong nền văn học Việt Nam. Bằng tài năng sáng tác văn chương của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm quý giá, còn vẹn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Để các bạn có thể hiểu hơn về một số tác phẩm cũng như tài năng của nhà thơ Nguyễn Du, Bài 2 đã mang tới một số tác phẩm sau đây:
- Nguyễn Du, cuộc đời và sự nghiệp

- Trao duyên (TríchTruyện Kiều – Nguyễn Du)

- Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)

- Anh hùng tiếng đã gọi rằng (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)

- Thề nguyền (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Bài 3: Truyện

Thế giới văn học không thể thiếu đi những câu chuyện. Truyện là một thể loại được xây dựng lên từ cốt truyện, với trình tự liền mạch, gắn liền với nhau và đưa ra một ý nghĩa nào đó. Bài 3 sẽ mang các bạn đến với thế giới truyện đầy hấp dẫn qua những tác phẩm sau:

- Chí Phèo (Nam Cao)

- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

- Tấm lòng người mẹ (Trích Những người khốn khổ - Huy-gô)

- Kép tư bền (Nguyễn Công Hoan)

Bài 4: Văn bản thông tin

Thông tin là những điều bổ ích, đã được nghiên cứu, kiểm tra tính chính xác, gửi đến người đọc một kiến thức gì đó ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy nên văn bản thông tin là văn bản dùng để cung cấp thông tin về một hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội. Với những lợi ích như vậy, ngay sau đây Bài 4 đã mang tới cho các bạn một số văn bản thông tin hấp dẫn:
- Phải coi luật pháp như khí trời để thở (Theo Lê Quang Dũng)

- Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái (Hàm Châu)

- Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ (Phạm Văn Tinh)

- Sông nước trong tiếng miền Nam (Theo Trần Thị Ngọc Lang)

Bài 5: Truyện ngắn

Truyện ngắn là thể loại truyện được viết theo văn xuôi, cũng có cốt truyện và được sắp xếp theo trình tự liền mạch nhưng quy mô nhỏ. Để có thể hiểu hơn về truyện ngắn, các bạn hãy đến với một số tác phẩm mà Bài 5 mang tới:
- Trái tim Đan-ko (Trích Bà lão I-déc-ghin – Go-ro-ki)

- Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)-

- Tầng hai (Phong Điệp)

- Nắng đẹp miền quê ngoại (Trang Thế Hy)

Bài 6: Thơ

Thơ từ lâu đã là thể loại sáng tác muôn thuở trong văn học. Với sự thu hút riêng của mình, thơ đã được vô số tác giả chọn theo đuổi. Ngay sau đây là một số tác phẩm thơ mà Bài 6 đã mang tới cho các bạn:

- Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)

- Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiều)
- Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

- Tình ca ban mai (Chế Lan Viên)

- Tràng giang (Huy Cận)

Bài 7: Tùy bút, tản văn, truyện kí

Ba thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí đều là những thể loại được ghi chép lại dưới ánh nhìn và cảm nhận của tác giả về một sự việc, hiện tượng gì đó diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Để các bạn có thể hiểu hơn về ba thể loại này, Bài 7 đã mang tới những tác phẩm hết sức thú vị như sau:

- Thương nhớ mùa xuân (Trích Thương nhớ mười hai – Vũ Bằng)

- Vào chùa gặp lại (Minh Chuyên)

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

- Bánh mỳ Sài Gòn (Huỳnh Ngọc Tráng)

Bài 8: Bi kịch

Trong cuộc sống muôn màu này, bi kịch chính là điều mà không một ai mong muốn nó xảy ra. Bởi bi kịch chính là sự ngang trái, bất lực và đau thương của con người. Đồng cảm với nỗi khổ này mà nhiều nhà văn đã chọn sáng tác những tác phẩm thật cảm động, xoa dịu đi sự bất hạnh của nhiều người khi gặp phải bi kịch. Một trong số những tác phẩm đó sẽ được thể hiện trong Bài 8 sau đây:
- Vĩnh biệt Cửu trùng đài (Trích vở kịch Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng)

- Thề nguyền và vĩnh biệt (Trích vở kịch Giô-mê-ô và Giu-li-ét – Sếch-xpia)

- Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (Trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ)

- Trương chi (Nguyễn Đình Thi)

Bài 9: Văn bản nghị luận

Văn bản nghị luận là thể loại văn học cần viết một cách rõ ràng, rành mạch, có lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục. Bài 9 đã mang tới một số văn bản nghị luận nổi tiếng để các bạn có thể hiểu hơn về thể loại này như sau:

- Tôi có một giấc mơ (Mác-tin Lu-thơ Kinh)

- Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)

- Lại đọc “Chữ người tử tù” của “Nguyễn Tuân” (Nguyễn Đăng Mạnh)

- Thế hệ trẻ cần có quyết tâm lớn và phải biết hành động (Nguyễn Thị Bình)

----------------------------

Trên đây là nội dung sơ lược của 9 chủ đề mà bài Soạn văn 11 Cánh Diều đã mang tới cho các bạn. Hi vọng qua bài soạn của chúng tôi các bạn sẽ học tập tốt và đạt được kết quả như mong muốn.