logo

Soạn bài Sóng lớp 11 trang 13, 14, 15 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Sóng lớp 11 trang 13, 14, 15 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Sóng lớp 11 - Ngắn nhất

Câu 1. Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu của bài thơ? Nhịp điệu, âm điệu đó được gợi lên từ những yếu tố nào?

Trả lời:

- Trong bài thơ: Âm điệu, nhịp điệu bài thơ xao xuyến, rộn ràng

- Nhịp điệu, âm điệu đó được gợi lên từ các yếu tố sau:

+ Thể thơ 5 chữ, câu thơ ngắn.

+ Về vần thơ: vần chân, vần cách, gợi lên hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau.

+ Nhịp thơ nhẹ nhàng, gợi lên âm thanh, sự dư âm sóng biển:

"Dữ dội / và êm dịu (2/3)

Ồn ào / và lặng lẽ (2/3)

Sông / không hiểu nổi mình (1/4)

Sóng / tìm ra tận bể (1/4)"

Câu 2. Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó.

Trả lời:

Bài thơ “Sóng” cho ta thấy quan điểm về tình yêu của Xuân Quỳnh rất hay, độc đáo và mang tính chất truyền thống đằm thắm, thủy chung, thêm vào đó là vẻ hiện đại đầy khao khát và tự do. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã xây dựng hình tượng “sóng tình” xuyên suốt bài thơ gợi tả với nhiều biểu hiện khác nhau:

+ Từ ân hưởng sóng biển - dạt dào hình tượng sóng nhẹ nhàng hiện lên cùng thể thơ 5 chữ. Song song với hình tượng “sóng" là “em" hình tượng đẹp đẽ để diễn tả tình yêu.

+ Ở khổ 1 và 2, sóng với trạng thái đối cực, gợi liên tưởng đến trạng thái tâm lí của tình yêu:

- Dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ: Nghệ thuật  tương phản cho người đọc hình dung trạng thái đối lập của sóng, gợi sự liên tưởng đến tâm lí của người phụ nữ khi yêu (khi mãnh liệt nhưng có lúc lại dịu dàng). Mặc dù tính cách phong phú nhưng “sóng” vẫn được quy chiếu về hai mặt đối lập nhau trong một chỉnh thể thống nhất là biển cả.

- Sóng được Xuân Quỳnh diễn tả dưới nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều hình thức, nghệ thuật đối lập để thấy được những trạng thái của sóng biển. Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ cho những cung bậc cảm xúc của con gái khi yêu: lúc giận hờn, yêu thương.

+ Khổ 3: Sử dụng điệp ngữ “em nghĩ về” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” => nhấn mạnh niềm khát khao và nhận thức bản thân, người mình yêu đồng thời nhận thức về tình yêu muôn đời.

+ Khổ 4: Dựa trên quy luật tự nhiên Xuân Quỳnh tìm ra khởi nguồn của sóng, của tình yêu. Thể hiện nỗi lo, sự trăn trở trước bí ẩn của tình yêu, thời điểm bắt đầu tình tình yêu.

=> Từ hình tượng sóng nhà thơ đã nhận thức về tình yêu mình - Một tình yêu sánh ngang biển lớn.

+ Khổ 5 và 6: Đó là nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Một nỗi nhớ thường trực trong thâm tâm người con gái đang yêu: nhớ cả ngày đêm, nhớ khi cả trong giấc ngủ, trong mơ, nỗi nhớ da diết mãnh liệt.

Lúc nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn ngàn cách trở

+ Ở khổ thơ cuối cùng, “sóng” và “em” hòa nhập “tan ra” với nhau cùng nhiều cung bậc cảm cúc:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

“Làm sao” gợi lên sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thân thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ. Đồng thòi đó là khát khao của người phụ nữ được sống trong “biển lớn tình yêu” sống trong tình yêu, nhập tình yêu riêng tư trong tình yêu chung rộng lớn.

Câu 3. Giữa tâm trạng người phụ nữ đang yêu và những trạng thái của sóng có sự tương đồng. Hãy phân tích sự tương đồng đó và nhận xét về mối quan hệ giữa hình tượng “sóng” và hình tượng “em” trong bài thơ.

Trả lời:

+ Giữa tâm trạng người phụ nữ đang yêu và những trạng thái của sóng có sự tương đồng thể hiện qua hai hình tượng luôn song hành cùng nhau đó là sóng và em:

- Hai hình tượng “sóng” - “em” lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa tan vào làm một (tuy hai mà một)

- Đặc tính của sóng giống như tâm trạng của người con gái trong tình yêu => sự nhận thức, khám phá của chủ thể trữ tình về một tình yêu thủy chung, bất diệt.

+ Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của cảm xúc và suy nghĩ: 

- Cô gái đứng trước biển cả rộng lớn, quan sát sóng biển suy nghĩ về tình yêu, chợt cô nhận ra tình yêu như con sóng biển: đa dạng, phong phú, nhiều cung bậc cảm xúc, thủy chung. Và rồi người con gái đó ước ao được hóa mình là những con sóng để ngàn năm hát cùng "biển lớn tình yêu".

Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ trong bài thơ.

Trả lời:

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ “Sóng”:

+ Điệp ngữ: “con sóng”

+ Phép đối: “lòng sâu - mặt nước”, “mơ - thức”, “ngày - đêm”

+ Hình ảnh ẩn dụ: con sóng là em, bờ là anh

=> Tác dụng: Làm nổi bật lên nỗi lòng người con gái khi yêu với đủ cung bậc, với đủ những thổn thức trong lòng. Mọi thứ như hòa quyện cho thấy một tình yêu trải qua sự khó khăn, chông gai, trắc trở và nỗi nhớ tha thiết của người con gái khi yêu.

Câu 5. Nêu cảm nhận của em về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng. 

Trả lời:

Với em tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ “Sóng” là sự chân thành, say đắm, nồng nàn, và có tình yêu mãnh liệt, thủy chung. Tình yêu đó mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống và mang đôi nét hiện đại: Sự táo bạo, chủ động đến với tình yêu.

Câu 6. Người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và khác mới so với người phụ nữ trong ca dao và văn học trung đại mà em được biết?

Trả lời:

Người phụ nữ trong bài thơ Sóng có những điểm tương đồng và cũng có những điểm khác mới so với người phụ nữ trong ca dao và văn học trung đại:

- Một tình yêu dạt dào, mãnh liệt và thủy chung được thể hiện qua của người phụ nữ trong bài thơ Sóng. Tình yêu với nỗi nhớ uôn khắc khoải hướng đến người mình thương. 

=> Tình yêu chung thủy, e ấp giống như tình yêu của những người phụ nữ xưa.

- Điểm khác và nổi bật trong tư tưởng người phụ nữ hiện đại trong bài thơ Sóng: Là sự khao khát tình yêu cháy bỏng, ước muốn tình yêu được thoát ra khỏi vùng an toàn. Họ mạnh mẽ vượt qua những khó khăn, tình yêu vượt qua mọi rào cản, biên giới, chứng tỏ bản thân, hiểu biết và có tầm nhìn xa trông rộng.

Câu 7. Trong văn học có nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được những sáng tạo đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Trả lời:

+ Bài thơ “Biển” nhà thơ Xuân Diệu:

Anh không xứng là biển xanh 
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng 
Bờ cát dài phẳng lặng 
Soi ánh nắng pha lê...

Bờ đẹp đẽ cát vàng 
Thoai thoải hàng thông đứng 
Như lặng lẽ mơ màng 
Suốt ngàn năm bên sóng...

Anh xin làm sóng biếc 
Hôn mãi cát vàng em 
Hôn thật khẽ, thật êm 
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại 
Cho đến mãi muôn đời 
Đến tan cả đất trời 
Anh mới thôi dào dạt...

Cũng có khi ào ạt 
Như nghiến nát bờ em 
Là lúc triều yêu mến 
Ngập bến của ngày đêm

Anh không xứng là biển xanh 
Nhưng cũng xin làm bể biếc 
Để hát mãi bên gành 
Một tình chung không hết,

Để những khi bọt tung trắng xóa 
Và gió về bay tỏa nơi nơi 
Như hôn mãi ngàn năm không thỏa, 
Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!

=> Qua bài thơ “Biển” của Xuân Diệu giúp ta cảm nhận được sâu sắc tình yêu được lồng vào khung trời biển khơi.

>>> Xem toàn bộ: Soạn văn 11 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Sóng trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/02/2023 - Cập nhật : 26/03/2023