logo

Soạn bài Tôi yêu em lớp 11 trang 20, 21 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Tôi yêu em lớp 11 trang 20, 21 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.


Soạn bài Tôi yêu em lớp 11 - Ngắn nhất

Câu 1. Hãy nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng khổ thơ. Cụm từ nào trở thành điệp khúc? Xác định vị trí, tác dụng nghệ thuật của cụm từ đó trong bài thơ.

Trả lời:

Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng khổ thơ:

- Ở 4 câu thơ đầu: Đó là lời tỏ tình chân thành và mãnh liệt của chàng trai yêu đơn phương. Nhưng lời tỏ tình này lại thể hiện sự băn khoăn, không dứt khoát “chừng có thể”, “chưa hẳn đã tàn phai”. Cảm xúc ở 4 câu đầu là cảm xúc bị ghìm nén , con tim muốn yêu nhưng lí trí buộc phải dừng lại bởi không muốn tình cảm của mình trở thành gánh nặng cho người mình yêu.

- Ở câu 5-6: cảm xúc đã dịu dàng và điềm tĩnh hơn bởi có sự kìm nén cảm xúc. Tuy nhiên, tình yêu dành cho cô gái vẫn trào dâng, da diết. Yêu em rất “âm thầm không hy vọng”, “lúc rụt rè” khi “hậm hực” một xúc cảm vô cùng phức tạp với nhiều cung bậc cảm xúc.

- Câu 7-8: Cảm xúc nuối tiếc, xót xa và kiêu hãnh với tình yêu này. Dù không nhận được tình yêu của cô gái, nhưng “tôi” vẫn cao thượng “Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em”. Điều này cho thấy đó là một tình yêu trong sáng và cao thượng, một tình yêu không có sự ích kỉ và độc chiếm.

Câu 2. Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua khổ thơ đầu?

Trả lời:

Khổ thơ đầu chính là lời giãi bày của nhà thơ về tình yêu của mình, một tình yêu chân thành và mãnh liệt. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng diễn biến phức tạp. Ở hai câu đầu, tác giả nói lên tình yêu nhưng lại thể hiện sự băn khoăn, không dứt khoát “Tôi yêu em đến nay chừng có thể”. Rõ ràng, một tình yêu mãnh liệt nhưng lại có những trở ngại khiến lí trí buộc phải dừng lại để khẳng định tình yêu ở 2 câu tiếp theo. Đó là dừng lại vì niềm vui, vì hạnh phúc của người con gái mà mình yêu. “Nhưng không để em bận lòng hơn nữa/ Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”. Sau những lời thơ dịu dàng đó là tâm hồn dậy sóng với nhiều cung bậc cảm xúc phức tạp: là sự chua xót khi “yêu em” nhưng lại không thể có được tình yêu này. Một tình cảm cao thượng và tế nhị bởi tác giả không muốn người mình yêu vướng bận bởi thứ tình cảm đơn phương này.

=> Khổ thơ đầu đã thể hiện một tình yêu trong sáng, chân thành và mãnh liệt nhưng lại có sự dịu dàng và cao thượng.

Câu 3. Phân tích trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai dòng đầu của khổ thơ thứ hai.

Câu 4. Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt và cho thấy điều gì trong tình cảm, quan niệm về tình yêu của nhà thơ?

Trả lời:

Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết đã thể hiện sự vị tha và dâng hiến của tác giả trong tình yêu. Đồng thời cũng là lời khẳng định tình yêu của mình dành cho cô gái là không ai có thể sánh bằng:

“Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em”

Một tình yêu chân thành, không cần sự đáp lại từ phía cô gái. Chỉ cần “em” luôn được vui vẻ và hạnh phúc. Điều này càng khẳng định được sự vị tha trong tình yêu và sự khéo léo trong cách thổ lộ tình yêu của tác giả.

Câu 5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật xưng "tôi" trong bài thơ Tôi yêu em.

Câu 6. So sánh nội dung cảm xúc của Puskin qua hai dòng thơ: “Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, / Cầu em được người tình như tôi đã yêu em." với cảm xúc của Hồ Xuân Hương qua hai câu thơ: “Có phải duyên nhau thì thắm lại / Đừng xanh như lá, bạc như vôi" (Mời trầu). Từ đó, nêu lên suy nghĩ của em về một tình yêu cao đẹp.

Trả lời:

- Trong bài thơ Tôi yêu em của Puskin: “Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, / Cầu em được người tình như tôi đã yêu em". Hai dòng thơ kết đã thể hiện sự vị tha và dâng hiến của tác giả trong tình yêu. Đồng thời cũng là lời khẳng định tình yêu của mình dành cho cô gái là không ai có thể sánh bằng, một tình yêu chân thành, không cần sự đáp lại từ phía cô gái.

- Trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương: “Có phải duyên nhau thì thắm lại / Đừng xanh như lá, bạc như vôi" . Hai câu thơ này lại là khao khát được yêu thương của nữ thi sĩ. Tác giả muốn nhắn nhủ: Có yêu thì hãy yêu lâu dài, hãy yêu thật lòng chứ đừng lấy tình yêu làm trò đùa, làm thú vui trêu hoa vọng nguyệt. Qua đó, thể hiện khát khao được yêu, được hạnh phúc của những người phụ nữ thời phong kiến.

>>> Xem toàn bộ: Soạn văn 11 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Tôi yêu em trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/02/2023 - Cập nhật : 26/03/2023