logo

Soạn bài Lời tiễn dặn lớp 11 trang 15, 19 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Lời tiễn dặn lớp 11 trang 15, 16, 17, 18, 19 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Lời tiễn dặn lớp 11 - Ngắn nhất

Câu 1. Trong phần 1 của đoạn trích, chàng trai và cô gái đã nói với nhau về điều gì? Qua những lời nói ấy, em hãy cho biết hai người đang sống trong tâm trạng như thế nào?

Trả lời:

- Trong phần 1 của đoạn trích, chàng trai và cô gái đã nói những lời từ biệt với người yêu khi cô chuẩn bị về làm vợ người khác.

- Qua những lời nói ấy, em hãy cho biết hai người đang sống trong tâm trạng đau khổ khi chứng kiến người mình yêu trở thành vợ của người khác. Qua đó chúng ta thấy tình yêu của chàng trai và cô gái vô cùng tha thiết, thủy chung. Cô gái vẫn mang hy vọng sẽ có ngày được đoàn tụ cùng chàng trai, người mà mình yêu thương nhưng hoàn toàn vô vọng.

Câu 2. Khi ở nhà chồng, tình cảnh cô gái ra sao? Phân tích thái độ, cử chỉ của chàng trai lúc chứng kiến tình cảnh ấy.

Trả lời:

- Khi ở nhà chồng, cô gái không được lòng mẹ chồng nên bà xui con trai đánh cô gái “mình, lưng vụt tới tấp”.

- Thái độ, cử chỉ của chàng trai lúc chứng kiến tình cảnh ấy: Chàng trai đã ân cần đến bên đỡ cô dậy “dậy đi em”  và dỗ dành cô tiếp tục sống tiếp. “đầu bù anh chải cho, tóc rối đưa anh búi hộ”, chàng trai còn “đi chặt tre” để là thuộc cho cô gái. Với những cử chỉ và hành động như vậy cho thấy chàng trai vẫn còn rất thương cô mặc dù cô đã thành vợ người khác. Từ đó anh càng có quyết lâm làm giàu để có thể đưa cô trở về bên mình. Đó cũng là lí do, là động lực để cô sống tiếp.

Câu 3. Trong phần 2 của đoạn trích có nhiều câu thơ sử dụng biện pháp lặp cấu trúc. Hãy phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp nghệ thuật đó.

Trả lời:

Trong phần 2 của đoạn trích có nhiều câu thơ sử dụng biện pháp lặp cấu trúc như:

- “Em ngã lăn chiêng cạnh miệng cối lợn dũi

Em ngã lăn đùng liên bên máng lợn vầy"

=> Nhấn mạnh nỗi đau về thể xác khi cô gái bị chồng đánh.

- "Chết ba năm hình còn treo đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng…

Chết thành hồn, chung một mái, song song."

-  "Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già"

=> Nhấn mạnh tình yêu chung thủy, sắt son cùng hy vọng về một tương lai đoàn tụ của chàng trai và cô gái.

Câu 4. Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người như thế nào? Phân tích dẫn chứng để làm rõ sự cảm nhận đó của em.

Trả lời:

Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người có tâm tính rất tốt. Rất cảm thông với người yêu mà không hề trách móc. Dù biết được tình cảnh không thể ở bên nhau, nhưng chàng vẫn gắn bó thủy chung với tình yêu của mình. Vẫn muốn gần người yêu để sau này dù có chết cũng không hối hận. Ở đoạn chàng trai bế ẵm con, có thể thấy đứa con này không phải con mình, nhưng chàng trai không hề ghét bỏ mà vẫn yêu thương con không khác nào ruột thịt. Điều này chứng tỏ chàng trai là người có tấm lòng nhân hậu bà bao dung.

Câu 5. Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.

Trả lời:

Lời tiễn dặn là một câu chuyện cảm động về tình yêu đôi lứa của dân tộc Thái. Thông qua bài thơ, ta thấy được thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ với núi rừng, với thác ghềnh, mùa cá, mùa chim hót.  Cùng những phong tục, tập quán rất huyền bí của đồng bào dân tộc nơi đây. Người thái có tục hỏa táng người chết, và chàng trai muốn dù có chết cũng phải có hơi hương của người yêu mình. Chàng đã thì thầm:

"Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi,
Một lát bên em thay lời tiễn dặn!"

Hai nhân vật trong bài còn sử dụng cách xưng hô “anh-em”, “người đẹp anh yêu”,… Điều này cho thấy người đồng bào họ rất tông trọng lời ăn tiếng nói, không bỗ bã mà rất trân trọng và trữ tình.

Trong những lời thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh so sánh:

"Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng"

"Như bán trâu ngoài chợ

Như thu lúa muôn bông…"

Điều này cho thấy những phong tục, tập quán, những bản sắc dân tộc được thể hiện rất rõ nét.

=> Có thể thấy, đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Qua đó chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên và con người của dân tộc Thái một cách chân thực. Đồng thời, càng làm nổi bật cho tình yêu thủy chung, son sắc của chàng trai và cô gái.

Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng), phân tích và làm rõ một đặc điểm nổi bật của truyện thơ dân gian qua đoạn trích Lời tiễn dặn.

>>> Xem toàn bộ: Soạn văn 11 Cánh diều

----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Lời tiễn dặn trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/02/2023 - Cập nhật : 26/03/2023