Hướng dẫn Soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 trang 76, 77, …, 83 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.
Câu 1. Tác phẩm Chữ người tử tù kể câu chuyện gì? Em có nhận xét gì về không gian, thời gian của câu chuyện đó?
Trả lời:
- Tác phẩm Chữ người tử tù kể về câu chuyện cho chữ của người tử tù Huấn Cao - con người hội tủ đủ tất cả những nét đẹp cả về trong phẩm chất lẫn tài năng và Viên quản ngục - người đại diện cho xã hội phong kiến cũ.
- Không gian và thời gian của câu chuyện cũng rất đặc biệt:
+ Không gian: Trong nhà tù tối tăm, chật hẹp.
+ Thời gian: Cảnh cho chữ diễn ra trong một đêm khuya.
→ Dù không gian có là nơi dơ bẩn, tăm tối nhất nhưng cảnh cho chữ vẫn luôn sáng mãi, trở thành một bức tranh cao quý nơi tù ngục.
Câu 2. Xác định tình huống truyện và vai trò, vị trí của các nhân vật trong tác phẩm. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện?
Trả lời:
- Hai nhân vật chính trong truyện: Huấn cao và viên quản ngục.
- Tình huống truyện là: Xây dựng tình cảnh cho chữ éo le giữa người tử tù và viên quản ngục. Người cho chữ ở đây là một con người tài năng nhưng bất hạnh - người tử tù Huấn Cao. Còn người xin chữ lại là viên quản ngục - người đại diện cho việc giữ gìn trật tự xã hội. Điểm chung giữa hai con người này chính là tâm hồn yêu và trân trọng cái đẹp, cái tài. Tuy nhiên, cảnh tượng cho chữ vốn dĩ thiêng liêng nhưng lại được đặt trong không gian tăm tối, dơ bẩn.
→ Tác dụng của tình huống trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện:
+ Làm nổi bật vẻ đẹp về phẩm chất và tài năng của Huấn Cao.
+ Nhấn mạnh sự trân trọng và nâng niu cái tài, cái đẹp của viên quản ngục.
Câu 3. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao.
Trả lời:
Theo em, Huấn Cao là một con người tài năng lại còn có phẩm chất tốt đẹp, tuy nhiên, ông lại là người bất hạnh. Không những vậy, Huấn Cao còn là người có khí phách hiên ngang và tinh thần quả cảm, không khuất phục trước uy quyền. Dù rất khó để có thể xin được chữ của Huấn Cao nhưng trong hoàn cảnh ngục tù dơ dáy, ông vẫn sẵn sàng cho chữ viên quản ngục vì nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp và cách tôn trọng cái đẹp, cái tài của viên quản ngục.
Câu 4. Trong hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, em ấn tượng với nhân vật nào hơn? Vi sao?
Câu 5. Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục và nêu nhận xét của em về cảnh tượng ấy.
Trả lời:
Nguyễn Tuân đã gọi cảnh cho chữ ấy là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” làm nổi bật vẻ đẹp trang trọng và uy nghi của Huấn Cao. Vốn biết chữ của Huấn Cao rất đẹp, có rất nhiều người muốn xin chữ của ông nhưng rất khó vì ông không phải người tùy tiện, cả cuộc đời ông mới cho chữ một người bạn duy nhất. Tuy nhiên, sự việc này đã diễn ra một lần nữa, nhưng không phải trong hoàn cảnh trang trọng, cho chữ một người mình yêu thương mà nó lại diễn ra trong ngục tù tối tăm, ẩm mốc, chật hẹp và thời gian là đêm tối khuya khoắt trong tâm trạng của người đang chuẩn bị chờ đợi cái chết. Những không gian và thời gian đó không hề ảnh hưởng đến sự tỏa sáng và trang trọng của việc cho chữ. Dù con người đang bị giam cầm nhưng những nét chữ trên giấy tràn đầy sự tự do, phóng khoáng. Trật tự trong tù hoàn toàn đảo ngược. Người vốn uy nghiêm nhất lại đang đi xin chữ một kẻ tù tội.
Có thể thấy đây là một hình ảnh rất đẹp và có ý nghĩa. Qua đo, tác giả đã nhấn mạnh sự chiến thắng của thiện lương, của ánh sáng nghệ thuật chân chính và tô đậm được nhân cách thanh cao của Huấn Cao.
Câu 6. Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Trả lời:
Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm lãng mạn nhưng trong tác phẩm này, tác giả lại sử dụng khá nhiều biện pháp đối lập, cụ thể như:
+ Ngươi tử tù vốn là những người xấu nhưng trong tác phẩm này, người tử tù lại là người tài năng với phẩm chất cao đẹp.
→ Qua sự đối lập này, tác giả muốn tôn vinh cái đẹp, cái tài dù ở trong những hoàn cảnh xấu nhất.
+ Ngoài ra, sự đối lập còn thể hiện ở khung cảnh xin chữ, đối lập giữa vị thế xã hội của hai nhân vật. Huấn Cao kẻ tử tù, người mang trong mình trọng tội với việc muốn lật đổ trật tự xã hội đương thời. Còn quản ngục là người đứng đầu trại giam, là người gìn giữ trật tự cho xã hội thời ấy. Nhưng ở phương diện nghệ thuật, khi đứng trước cái đẹp, cái tài, vị thế của họ lại đảo ngược hoàn toàn: Huấn Cao là người luôn được biết đến với tài năng xuất chúng, giỏi ở mọi phương diện và là người sáng tạo ra cái đẹp. Còn quản ngục lại là người yêu và trân trọng cái đẹp. Có thể thấy đó là mối quan hệ gắn bó với nhau.
→ Tác dụng của sự đối lập này là: Tạo ra tình huống truyện độc đáo, giúp câu chuyện có tính logic hơn. Qua đó giúp bộc lộ tính cách của từng nhân vật.
+ Sự đối lập tiếp theo là ở không gian tặng chữ. Việc cho chữ vốn là một việc rất cao quý do rất khó để có thể xin được chữ của Huấn Cao. Đáng nhẽ, cảnh cho chữ phải diễn ra ở một nới trang trọng và cao quý nhất. Cả cuộc đời ông mới cho chữ một lần duy nhất cho một người bạn nhưng trong hoàn cảnh ngục tù với không gian tối tắm, ẩm thấp, ông lại cho chữ viên quản ngục.
→ Sự đối lập này đã làm nổi bật hơn giá trị của chữ viết Huấn Cao và cách tôn trọng cái đẹp của những con người với phẩm chất tốt đẹp.
Câu 7. Xác định chủ đề chính và chủ đề phụ của truyện Chữ người tử tù. Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về "chữ" và “thú chơi chữ” như thế nào?
Trả lời:
- Chủ đề chính của truyện Chữ người tử tù: Thể hiện quan niệm về cái đẹp và cái thiện của Nguyễn Tuân.
- Chủ đề phụ của truyện Chữ người tử tù: Nhấn mạnh giá trị của cái đẹp, cái đẹp có thể cảm hóa được con người.
- Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ” rất đặc biệt và thú vị, “có một không hai”. Thú chơi chữ đã trở thành lối văn hoá tao nhã của người Việt từ xa xưa. Những nét chữ đó được hình thành tự nhiên, bay bổng, thường được người ta xin về treo trong nhà để lấy may, lấy lộc, làm cho tâm hồn bình yên, thư giãn hơn. Tuy nhiên, "chữ" trong Chữ người tử tù không chỉ là một con chữ bình thường mà nó còn là một con chữ tượng trưng cho cái đẹp, cái tài, tỏa sáng trong cả tình cảnh tăm tối nhất, có thể cảm hóa được cả con người.
>>> Xem toàn bộ: Soạn văn 11 Cánh diều
-----------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Chữ người tử tù trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!