logo

Soạn bài Tiếng việt lớp trẻ bây giờ lớp 11 trang 112, 116 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Tiếng việt lớp trẻ bây giờ lớp 11 trang 112, 113, 114, 115, 116 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Tiếng việt lớp trẻ bây giờ lớp 11 - Ngắn nhất

Câu 1. Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ viết về vấn đề gì và liên quan tới đối tượng nào? 

Trả lời:

Vấn đề mà văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ nói đến là hiện trạng giới trẻ sử dụng Tiếng Việt hiện nay. Giới trẻ là đối tượng liên quan

Câu 2. Bài viết được triển khai qua mấy phần, mỗi phần được thể hiện bằng hình thức gì? Em có nhận xét như thế nào về các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài?

Trả lời:

Bài viết được triển khai qua 4 phần:

+ Phần 1: đoạn sa pô (đặt ra vấn đề và khái quát nội dung chính).

+ Phần 2: từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả (chỉ ra những biểu hiện của hành động viết tắt, viết phá cách, viết sai chính tả của giới trẻ).

+ Phần 3: tiếp đến thay đổi lệch chuẩn ngôn từ (việc sang tạo ra những ngôn ngữ lệch chuẩn của giới trẻ).

+ Phần 4: Nên nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học? (người viết nêu lên quan niệm về việc sáng tạo ngôn ngữ).

Các ví dụ tác giả dẫn dắt trong bài đều là những ví dụ điển hình đã, đang và sẽ diễn ra trong thực tế đời sống

Câu 3. Phân tích ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nêu lên.

Trả lời:

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay là vấn đề hiện trạng giới trẻ sử dụng Tiếng Việt. Một số bộ phận giới trẻ hiện nay đã và đang không ngừng sáng tạo ra những ngôn ngữ mới tạo ra sự hỗn loạn trong việc viết lách cũng như giao tiếp hàng ngày. Do mạng xã hội đang ngày càng phát triển cùng nhiều hình thức ngôn ngữ, khái niệm cũng phát triển, du nhập vào Việt Nam làm cho việc kiểm soát ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng là vô cùng khó khan. Văn bản như một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh những bộ phận giới trẻ đang sáng tạo, sử dụng những ngôn ngữ cho riêng mình mà mải mê quê việc học tập trau dồi tiếng mẹ đẻ trong sáng.

Câu 4. Thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy phân tích thái độ ấy qua một số câu văn cụ thể.

Trả lời:

Thái độ của người viết thể hiện trong văn bản được thể hiện qua một số từ ngữ sau:

+ “thâu tóm” => thể hiện thái độ mỉa mai

+ “cậu ấm cô chiêu” => tác giả muốn nói kháy những bạn trẻ đang sáng tạo ra những ngôn ngữ lệch chuẩn tự cho mình là giỏi

+ Tiếng Việt của giới trẻ đng là một Tiếng Việt rất đa dạng, nếu không nói là hỗn tạp” => tác giả đang muốn nói rằng việc sử dụng những từ ngữ sáng tạo do các bạn trẻ sáng tạo ra gây lên sư hỗn tạp trong Tiếng Việt, nhắc nhiwr người sử dụng cần phải cân nhắc.

+ “một trò chơi nhất thời” => ngôn ngữ của giới trẻ chỉ được coi là một trò chơi sử dụng một thời gian rồi sẽ mất đi không có giá trị.

+ “quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ” => nhiều bạn trẻ mải mê sáng tạo ngôn ngữ riêng mà quên đi việc cần phải học và trau dồi tiếng mẹ đẻ, tác giả phê bình việc làm đó, nó gây ảnh hưởng xấu tới xã hội.

Câu 5. Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ mang lại cho em những thông tin và những nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng tiếng Việt không trong sáng mà em đã chứng kiến hoặc biết được qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Trả lời:

Văn bản “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ” đã cung cấp những thông tin về việc giới trẻ hiện nay sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt như thế nào. Một số bộ phận giới trẻ đã và đang ra sức sáng tạo ngon ngữ riêng cho mình làm ảnh hưởng tới việc viết và giao tiếp với những người xung quanh, làm hỗn loạn cho người sử dụng. Qua văn bản “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ” em biết được bản thân cần phải sử dụng Tiếng Việt một cách trong sáng, không sáng tạo làm mất đi nét trong sáng vốn có của Tiếng Việt, không nên sử dụng những từ ngữ sai lệch.

Do xu hướng kéo theo rất nhiều các bạn trẻ hiện nay sáng tạo ra những ngôn ngữ mới theo cách của riêng mình mà khiến người khác không thể hiểu nổi, đã có nhiều trường hợp xảy ra hiểu lầm không mong muốn do việc người dùng không nắm rõ nguồn gốc và cách sử dụng của từ ngữ đó. Ví dụ như điển hình như từ “gấu” trước đây người ta thường nghĩ tới loài động vật nhưng hiện nay được giới trẻ sử dụng với một ý nghĩa khác đó là để chỉ người yêu của một ai đó. Những ai không biết sử dụng trong hoàn cảnh thích hợp thì sẽ bị gây hiểu lầm tỏng việc giao tiếp với nhau.

Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 — 12 dòng) lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

>>> Xem trả lời

>>> Xem toàn bộ: Soạn văn 11 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Tiếng việt lớp trẻ bây giờ trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 26/03/2023