logo

Soạn bài Hai đứa trẻ lớp 11 trang 128, 129, 130, 131 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Hai đứa trẻ lớp 11 trang 128, 129, 130, 131 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Hai đứa trẻ lớp 11 - Ngắn nhất

Câu 1. Dòng nào sau đây nêu đúng bối cảnh (không gian và thời gian) của câu chuyện trên?

A. Phố huyện nghèo, từ chiều tối đến đêm khuya.

B. Vòm trời đầy sao sáng, cuối buổi chiều mùa hạ.

C. Cửa hàng của Liên vào lúc đêm khuya đợi tàu.

D. Sân ga nơi bác Siêu, chị Tí bán hàng lúc nửa đêm.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Phố huyện nghèo, từ chiều tối đến đêm khuya.

Dòng nêu đúng bối cảnh (không gian và thời gian) của câu chuyện trên là: Phố huyện nghèo, từ chiều tối đến đêm khuya.

Không gian và thời gian được trong truyện:

+ Buổi chiều tà (phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn).

+ Nền thiên nhiên cuối ngày cùng quang cảnh đời sống phố huyện nghèo.

Câu 2. Cụm từ nào phù hợp với tên thể loại của đoạn trích?

A. Truyện ngắn trào phúng.

B. Truyện ngắn hiện thực.

C. Truyện ngắn châm biếm.

D. Truyện ngắn trữ tình.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Truyện ngắn hiện thực.

Cụm từ phù hợp với tên thể loại của đoạn trích là Truyện ngắn hiện thực.

Câu 3. Phương án nào nêu chính xác biện pháp đối lập được sử dụng trong đoạn trích trên?

A. Mặt đất và bầu trời, ngày và đêm, con người và cảnh vật.

B. Mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ.

C. Mặt đất và bầu trời, hiện tại và quá khứ, mơ ước và thực tế.

D. Mặt đất và bầu trời, người lớn và trẻ con, trạng thái thức và ngủ.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ.

Biện pháp đối lập được sử dụng trong đoạn trích trên là: Mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ.

Câu 4. Câu văn nào dưới đây là lời nhân vật?

A. Bắc Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường.

B. Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa.

C. Kìa, hàng phở của bác Siêu đến kia rồi.

D. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Kìa, hàng phở của bác Siêu đến kia rồi.

Câu văn “Kìa, hàng phở của bác Siêu đến kia rồi” là lời nhân vật.

Câu 5. Phương án nào sau đây nêu đúng nội dung chính của đoạn trích trên? 

A. Kể lại cảnh phố huyện về đêm và hai chị em cố thức đợi đoàn tàu.

B. Nhớ lại cảnh phố huyện về đêm với cuộc sống buồn bã tại một sân ga .

C. Giới thiệu cảnh ban đêm tại một sân ga của một phố huyện nghèo.

D. Nêu lên những cảm nhận về bầu trời và mặt đất vào một đêm mùa hạ. 

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Kể lại cảnh phố huyện về đêm và hai chị em cố thức đợi đoàn tàu.

Nội dung chính của đoạn trích trên là: Kể lại cảnh phố huyện về đêm và hai chị em cố thức đợi đoàn tàu.

Câu 6. Có thể thay nhan đề Hai đứa trẻ bằng Hai chị em được không? Vì sao?

Soạn bài Hai đứa trẻ lớp 11 trang 128, 129, 130, 131 Cánh diều

Không thể thay nhan đề Hai đứa trẻ bằng Hai chị em vì nhan đề "Hai đứa trẻ" đã nhấn mạnh vào thế giới riêng của những đứa trẻ, thông qua cách suy nghĩ và nhìn nhận thế giới non nớt của chúng. Hai là từ chỉ số lượng cụ thể, dù trong truyện còn có nhiều nhân vật khác nhưng tác giả đã hướng người đọc đến hai nhân vật trung tâm là hai chị em Liên và An. Đứa trẻ không chỉ là danh từ chỉ người mà còn nhắc đến cả độ tuổi, hình hài và tâm hồn trong sáng của chúng. Còn hai chị em là một danh từ chung chung, không thể hiện được những nội dung mà tác giả muốn truyền đạt.

Câu 7. Câu “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ." nói lên tư tưởng và thái độ gì của người viết? (Trả lời ngắn trong khoảng 3 – 5 dòng).

>>> Xem trả lời

>>> Xem toàn bộ: Soạn văn 11 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Hai đứa trẻ trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 26/03/2023