logo

Soạn bài Tràng giang lớp 11 trang 51, 52, 53 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Tràng giang lớp 11 trang 51, 52, 53 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 2 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Tràng giang lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Phương án nào thể hiện đúng ý và đầy đủ nhất nghĩa của nhan đề “Tràng giang”?

A. Tên riêng của con sông

B. Sông dài

C. Sông rộng lớn

D. Sông dài và rộng lớn

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Sông dài và rộng lớn.

Câu 2. Phương án nào sau đây diễn tả đúng ý nghĩa của các cụm từ “không một chuyến đò ngang”, “không cầu” ở khổ thơ thứ ba?

A. Diễn tả mối giao cảm của nhân vật trữ tình với thế giới bên ngoài 

B. Diễn tả sự lạc lõng, bị cô lập của nhân vật trữ tình với thế giới bên ngoài

C. Diễn tả vẻ đẹp của dòng sông với những chuyến đò và cây cầu

D. Diễn tả sự giãn nở liên tục, không cùng của bầu trời và dòng sông

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Diễn tả sự giãn nở liên tục, không cùng của bầu trời và dòng sông.

Câu 3. Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong dòng thơ nào dưới đây của bài Tràng giang có sự tương đồng với dòng thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây” trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử?

A. Mênh mông không một chuyến đò ngang

B. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

C. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

D. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Câu 4. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tràng giang là gì?

A. Nỗi tuyệt vọng

B. Nỗi cay đắng

C. Nỗi băn khoăn

D. Nỗi buồn

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Nỗi buồn.

Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong bài thơ đem lại cho em nhiều rung động nhất.

Trả lời:

Hai câu thơ có sử dụng phép tu từ trong bài thơ đem lại cho em nhiều rung động nhất là:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Hai câu thơ này tác giả sử dụng phép nhân hóa và sử dụng hình ảnh đối lập. Nhân hóa hình ảnh mây cao đùn núi bạc, và sử dụng hình ảnh đối lập giữa núi cao to lớn với cánh chim nhỏ bé. Từ đó gợi cảm giác về sự cô đơn của mỗi sinh vật trong vũ trụ to lớn, qua đó khẳng định thêm nỗi nhớ quê hương của tác giả.

Câu 6. Nỗi “buồn điệp điệp” ngấm sâu vào thế giới hình ảnh trong khổ 1. Vì sao?

Trả lời:

Từ láy "Điệp điệp" đã được Huy Cận dùng để miêu tả những nỗi buồn liên tiếp không dứt. Nỗi buồn đó đã được ngấm sâu vào thế giới hình ảnh trong khổ 1. Những con sóng trên mặt nước cũng "điệp điệp" nối với nhau như đánh vào nỗi buồn trong lòng tác giả. 

Câu 7. Dòng thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” có thể có mấy cách hiểu? Cách hiểu của em là gì?

Trả lời:

Dòng thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" có thể có 2 cách hiểu khác nhau:

Cách 1: Phủ định dấu hiệu của sự sống vì không có tiếng chợ chiều.

Cách 2: Nghe thấy tiếng chợ chiều từ xa vọng lại.

→ Em hiểu theo cả hai cách vì dù theo cách nào, câu thơ cũng muốn nhấn mạnh sự hoang vu, vắng vẻ cả con người.

Câu 8. Trong sự so sánh với các khổ thơ khác, cách chấm câu ở khổ thơ thứ ba có gì đặc biệt? Phân tích ý nghĩa của cách chấm câu này.

Trả lời:

Nếu các khổ thơ các chỉ dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa hai vế và dấu chấm khi hết câu thì ở khổ thơ cuối có sử dụng cả dấu hai chấm để ngăn cách giữa hai vế. Dấu hai chấm này đã cho thấy mối quan hệ giữa chim và bóng chiều. Chim nghiêng cánh nhỏ như kéo theo bóng chiều xà xuống.

Câu 9. Sự xuất hiện của tâm trạng “nhớ nhà” trong dòng kết của bài thơ có phù hợp với sự vận động của tứ thơ không?

Trả lời:

Sự xuất hiện của tâm trạng “nhớ nhà” trong dòng kết của bài thơ hoàn toàn phù hợp với sự vận động của tứ thơ. Cảm xúc ngay từ đầu của bài thơ đã là những cảm xúc buồn, với những hình ảnh thể hiện sự vắng vẻ, cô đơn và buồn “điệp điệp”. Từ “dợn dợn” trong khổ thơ cuối đã cho chúng ta thấy nét bút tài hoa và sáng tạo của Huy Cận, “dợn dợn” đã miêu tả sự cồn cào khắc khoải trong lòng người. Câu thơ cuối, là một chỉ dấu để ta hiểu hơn về cảm giác của nhân vật trữ tình. Dù không có khói hoàng hôn hay có thì cảm xúc chính của tác giả vẫn là nhớ nhà.

Câu 10. Nhà phê bình Đỗ Lai Thuý có nhận xét: Nếu thơ Xuân Diệu là “nỗi ám ảnh thời gian” thì thơ Huy Cận là “sự khắc khoải không gian”. Ý kiến của em về nhận định trên như thế nào?

>>> Xem toàn bộ: Soạn văn 11 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Tràng giang trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 31/03/2023