logo

Soạn bài Bánh mì Sài Gòn lớp 11 trang 82, 86 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Bánh mì Sài Gòn lớp 11 trang 82, 83, 84, 85, 86 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 2 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Bánh mì Sài Gòn lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ nhất cách phản ánh đời sống mang tính chấm phá của thể loại tản văn được thể hiện trong văn bản?

A. Lựa chọn một hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội: bánh mì

B. Lựa chọn một món ăn nổi tiếng của thế giới: bánh mì

C. Lựa chọn một món ăn ngon được nhiều người yêu thích: bánh mì 

D. Lựa chọn một món ăn có nguồn gốc từ Việt Nam: bánh mì

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Lựa chọn một hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội: bánh mì.

Câu 2. Việc nêu lên nhiều kiểu ăn bánh mì trong văn bản giúp em nhận thấy điều gì ở tác giả?

A. Bánh mì có nhiều kiểu ăn nhất trong các loại thức ăn

B. Sự hiểu biết rất đa dạng, phong phú của tác giả về bánh mì

C. Bánh mì rất quan trọng trong đời sống con người

D. Ăn bánh mì thể hiện sự giàu có của mỗi dân tộc trên thế giới

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Ăn bánh mì thể hiện sự giàu có của mỗi dân tộc trên thế giới.

Câu 3. Vì sao bánh mì được du nhập vào nước ta, sớm nhất ở Sài Gòn?

A. Vì đó là thành phố có rất nhiều người thích ăn bánh mì

B. Vì đó là thành phố ngã ba, nơi giao lưu của nhiều cách sống

C. Vì đó là là thành phố có nhiều người "Tây" và "Tàu" cùng sinh sống 

D. Vì ở đó có nhiều đầu bếp nổi tiếng đến sinh sống và làm việc

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Vì đó là là thành phố có nhiều người "Tây" và "Tàu" cùng sinh sống. 

Câu 4. Câu văn nào sau đây cho biết đánh giá của tác giả về vai trò của bánh mì trong đời sống hiện nay?

A. Ấy thế mà, như trên đã nói, có lúc nó được coi là thứ không nên đụng đến, không thuộc hệ chuẩn giá trị truyền thống của “đạo nhà”.

B. Loại thức ăn này tồn tại trong cái nhìn của dân ta là bánh – hiểu là món ăn chơi, không phải là thực phẩm thường xuyên như cơm,...

C. Nói chung, giờ đây bánh mì đã là một thành tố quan trọng trong cái mà thế nhân đời nay gọi là “văn hoá ẩm thực".

D. Có lẽ, bánh mì đã xuất hiện ở xứ ta trước cái mốc 1859, nhưng ắt hẳn được biết đến nhiều là sau khi đội quân viễn chinh chiếm thành Gia Định.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Ấy thế mà, như trên đã nói, có lúc nó được coi là thứ không nên đụng đến, không thuộc hệ chuẩn giá trị truyền thống của “đạo nhà”.

Câu 5. Phương án nào dưới đây nêu đúng và đầy đủ nhất lô gích kết cấu của văn bản Bánh mì Sài Gòn?

A. Giới thiệu bánh mì được du nhập vào Việt Nam; ban đầu chỉ là món ăn chơi, dần biến tấu đa dạng, trở thành quen thuộc; từ đó, khái quát về quy luật phát triển của văn hoá dân tộc.

B. Giới thiệu món bánh mì được du nhập vào Việt Nam; từ đó, khái quát về quy luật phát triển văn hoá của dân tộc.

C. Giới thiệu quy luật phát triển văn hoá của dân tộc, từ đó, lí giải cụ thể về món bánh mì của Việt Nam.

D. Giới thiệu quy luật phát triển văn hoá của dân tộc, từ đó, lí giải về món bánh mì xuất hiện ở Việt Nam, ban đầu bị chối bỏ và dần dần được yêu thích.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Giới thiệu quy luật phát triển văn hoá của dân tộc, từ đó, lí giải cụ thể về món bánh mì của Việt Nam.

Câu 6. Từ trường hợp ổ bánh mì, tác giả văn bản đã mở rộng bàn luận về vấn đề gì?

Trả lời:

Từ trường hợp ổ bánh mì, tác giả văn bản đã mở rộng bàn luận về vấn đề phát triển của văn hóa.

Câu 7. Hãy làm rõ sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản trên qua một số biểu hiện cụ thể, đồng thời, nhận xét về tác dụng của sự kết hợp ấy.

Trả lời:

Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản trên được thể hiện qua một số biểu hiện cụ thể như: 

+ Tác giả nêu lên cảm xúc, suy nghĩ của mình về các giá trị của văn hóa.

+ Văn bản đã thể hiện được cái tôi và những suy nghĩ riêng của tác giả qua ngôi kể thứ nhất.

+ Sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng vẫn tinh tế và sinh động, mang đậm tính biểu cảm.

→ Tác dụng của sự kết hợp ấy giúp tác giả thể hiện được hết những tâm tư, suy nghĩ của mình về vấn đề được đặt ra.

Câu 8. Tác giả văn bản thể hiện quan điểm như thế nào về vấn đề phát triển văn hoá? Em có đồng tình với quan điểm của tác giả không? Tại sao?

Trả lời:

Tác giả văn bản thể hiện quan điểm về vấn đề phát triển văn hoá trên hai con đường tự giác và tự phát, nêu lên những điểm mạnh điểm yếu của hai con đường đó.

Em đồng ý với quan điểm của tác giả bởi trong bài viết, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng để bảo vệ cho quan điểm của mình.

Câu 9. Từ văn bản, hãy nêu suy nghĩ của em về một thái độ cần có của thế hệ trẻ ngày nay đối với việc tiếp nhận các yếu tố văn hoá nước ngoài.

Trả lời:

Từ văn bản Bánh mì Sài Gòn cùng với việc hội nhập thế giới như ngày nay, có thể thấy văn hóa các nước đã được dễ dàng tiếp cận. Thế hệ trẻ là những con người năng động nên việc tìm hiểu và tiếp thu các nền văn hóa khác nhau không phải điều xa lạ đối với họ. Hiện nay, có thể thấy một số văn hóa nước khác đã du nhập vào nước ta và được rất nhiều người yêu thích. Tuy có mang lại lợi ích nhưng cũng có mặt hạn chế trong việc du nhập này. Việc tiếp nhận những văn hóa xấu có thể mang lại nhiều tác hại cho nước ta. Do đó cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về văn hóa giới trẻ ngay khi còn đang trên ghế nhà trường. Đồng thời hãy luôn giữ gìn và phát huy văn hóa nước nhà để nó không bị hòa tan và mai một theo thời gian.

Câu 10. Hãy giới thiệu (khoảng 12 – 15 dòng) về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích. Trong đó, có trích dẫn đầy đủ, chi tiết các nguồn tài liệu mà em tham khảo được.

>>> Xem trả lời

>>> Xem toàn bộ: Soạn văn 11 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Bánh mì Sài Gòn trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 31/03/2023
/* */ /* */
/*
*/