logo

Đoạn văn (10 - 12 dòng) lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Câu hỏi: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Trả lời: 


Đoạn văn lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Mẫu 1

Một việc vô cùng khó khăn với xã hội hiện nay là giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Tiếng Việt được tạo lên với những truyền thống đạo lý, sự trong sáng về mọi mặt của dân tộc ta. Ngày nay việc mạng xã hội phát triển kèm theo những ngôn ngữ ngoại lai du nhập vào nước ta một cách nhanh chóng và phát triển ở tầng lớp giới trẻ, giới trẻ đã sáng tạo ra những từ ngữ kí hiệu riêng gây nên hỗn loạn trong việc giao tiếp hàng ngày. Những từ ngữ sáng tạo ấy không hề có âm sắc ngữ nghĩa, nó được giới trẻ ngầm  hiểu với nhau nhưng đôi khi trong cuộc sống hàng ngày họ cũng mang ra dùng gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Những người trẻ vô tư sử dụng những từ ngữ do mình sáng tạo kí hiệu ra mà vô tình không hay đã làm mất đi sự trong sáng thuần khiết của Tiếng Việt. Những ngôn ngữ được tạo nên không có trật tự, không có hệ thống mạch lạc rõ rang đã và đang được hòa trộn vào với Tiếng Việt, nó làm thay đổi đến sự giao tiếp giữa con người với con người, những người hiểu thì ít mà những người không hiểu thì nhiều. Cũng chính vì mải mê sáng tạo mà giới trẻ đã quên mất rằng phải học hỏi và trau dồi tiếng mẹ đẻ của mình nhiều hơn. Đó là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng trong xã hội ngày nay cần được loại bỏ. Chính vì vậy, là một người công dân Việt Nam, chúng ta cần biết sử dụng Tiếng Việt một cách trong sáng, cần giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc mình.

Đoạn văn lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Mẫu 1

Đoạn văn lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Mẫu 2

Ngôn ngữ nói chung và chữ viết nói riêng là tài sản vô cùng quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên Thế giới, đó là bản sắc văn hóa, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam cũng quan trọng như vậy. Chữ viết, tiếng nói tiếng Việt được ông cha ta dày ông nghiên cứu, sáng tạo để phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, từ đó không ngừng cải tiến và giữ gìn song hành cũng với sự phát triển của xã hội. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tiếng Việt trở thành hồn cốt của dân tộc, là lối sống, là phong cách, tư duy của con người Việt Nam. Xã hội ngày càng phát triển, xu thế hội nhập quốc tế tăng cao. Bên cạnh việc tiếp thu và Việt hóa được nhiều thứ, thì sự trong sáng của Tiếng Việt cũng đang bị một số ảnh hưởng tiêu cực. Ta có thể thấy một số thuật ngữ của Tiếng Việt đang dần thay thế bằng tiếng Anh ví dụ như: biểu diễn trực tiếp - live show, nhạc cổ điển - nhạc classic, người hâm mộ - fan,…Có ý kiến cho rằng đó là cách giúp học tiếng anh hiệu quả nhưng thực sự nếu muốn học Tiếng Anh tốt ta có thể luyện đọc và nói toàn bộ bằng Tiếng Anh.Bên cạnh đó còn rất nhiều ngôn từ tự chế, những câu nói không hề có âm sắc đang trở nên phổ biến trong cuộc sống, làm mai một đi nét thuần khiết, mất đi bản sắc của Tiếng Việt. Sự trong sáng của Tiếng Việt đang dần bị thay thế bằng thứ ngôn ngữ lệch lạc. Con người ngày nay thường có lỗi sống khép mình, trao đổi với nhau qua mạng xã hội nên rất dễ tiếp thu những ngôn ngữ không chuẩn mực, dần quên đi ngôn ngữ Tiếng Việt. Chính vì thế, việc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta. Mỗi chúng ta dù ở bất cứ nơi đâu, những con người mang dòng máu Lạc Hồng đều không thể quên đi thứ tiếng của ông cha, lời ăn tiếng nói của dân tộc Việt.


Đoạn văn lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Mẫu 3

Tiếng Việt là tài sản quý báu của dân tộc Việt Nam. Chữ viết và lời nói của nó được tổ tiên của chúng ta phát triển để phản ánh các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội chúng ta, và đã không ngừng được cải thiện và bảo tồn cùng với sự phát triển của xã hội chúng ta. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc ta, tiêu biểu cho lối sống, phong cách, tư duy của mỗi người. Tuy nhiên, khi xã hội của chúng ta trở nên phát triển hơn và chúng ta hòa nhập vào cộng đồng quốc tế, sự trong sáng và thuần khiết của ngôn ngữ của chúng ta đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Chúng ta có thể thấy rằng một số thuật ngữ tiếng Việt đang dần được thay thế bằng các từ tiếng Anh, chẳng hạn như "live show" cho "biểu diễn trực tiếp," "classic" cho "nhạc cổ điển," và "fan" cho "người hâm mộ." Ngoài ra, còn có nhiều từ ngữ tự sáng tạo thiếu thanh điệu ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống hàng ngày, làm xói mòn sự trong sáng của tiếng Việt. Khi mọi người trở nên khép kín hơn và dựa vào mạng xã hội để giao tiếp, họ có xu hướng tiếp thu ngôn ngữ không chuẩn và dần quên tiếng Việt. Vì vậy, trách nhiệm của mỗi người Việt Nam là giữ gìn và phát huy sự trong sáng, trong sáng của ngôn ngữ mình. Dù ở đâu, chúng ta cũng không bao giờ được quên tiếng của tổ tiên, tiếng nói của dân tộc Việt Nam.

>>> Tham khảo: Soạn bài Tiếng việt lớp trẻ bây giờ lớp 11 trang 112, 113, 114, 115, 116 Cánh diều

icon-date
Xuất bản : 03/03/2023 - Cập nhật : 15/08/2023