logo

Nêu cảm nhận của em về bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Mẹ là người mà ai cũng có, cũng từng có và vô cùng yêu thương, kính trọng. Hình ảnh người mẹ gợi cho chúng ta về một mái ấm, về một tuổi thơ yên bình hạnh phúc. Những người con đã lớn đều mong ngóng về hình ảnh người mẹ và nhớ thương vòng tay của mẹ. Tác giả Nguyễn Duy đã thể hiện cảm xúc chung ấy qua tác phẩm thơ của mình. Ngay bây giờ, mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu hình dáng ấy qua bài nêu cảm nhận của em về bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa.


Dàn ý cảm nhận của em về bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm. Hình ảnh nào được thể hiện trong bài thơ?

Thân bài:

Hình ảnh xuyên suốt trong bài thơ là gì?

Người con nhớ về mẹ qua cảnh khói nhanh, nhờ về hình ảnh ngày xưa của mẹ mình hồi còn nghèo khổ.

Qua hình ảnh người mẹ, những kỷ niệm và tuổi thơ của con được miêu tả như thế nào.

Những nét đặc sắc nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong tác phẩm có tác dụng gì.

Kết bài: Nêu cảm nhận chung về tác phẩm và liên hệ về người mẹ.


Nêu cảm nhận của em về bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Hình ảnh người mẹ luôn tồn tại trong tâm trí mỗi người, là nơi mà chúng ta tìm về mỗi khi khó khăn, mệt mỏi. Nguyễn Duy đã cho chúng ta chứng kiến hình ảnh ấy với vai trò là một người thứ ba chứng kiến mọi việc. Người mẹ hiện lên trong tác phẩm của ông dịu hiền, thân thuộc và đầy yêu mến.

“Bần thần hương huệ thơm đêm

khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn

chân nhang lấm láp tro tàn

xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.”

Trong một buổi đêm đen đầy hương hoa nhài vương vãi, Nguyễn Duy nhớ về mẹ của mình, theo hương khói nhang quay về quá khứ. Dường như không và thời gian dừng lại tại thời điểm đó, vắt vẻo qua mọi nẻo đường, hình bóng người mẹ trở về trong tâm trí của người con tha hương. Chắc chắn rằng qua câu thơ, ta có thể thấy hiện tại người mẹ đã không còn ở trên trần gian mà đang tại nơi rất xa xôi. Vậy nơi nơi xa xăm đó, bóng người mẹ mới theo hương khói quay về trần gian, tái hiện lại những cảnh tượng “đã từng”.

Nêu cảm nhận của em về bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Trong những khổ thơ tiếp theo, hình ảnh người mẹ hiện lên là một người phụ nữ bần hàn, có phần nghèo khổ. Vì ngày xưa, nào có ai có được một tấm áo lành lặn xinh đẹp cả. Mẹ không có yếm đào, không có nón quai thao như những người phụ nữ trước. Mẹ chỉ có nón mê thay quai thao, rối ren làm lụng bao việc. Tay bế con, tay làm cơm, tay làm việc,... đó chính là hình ảnh chung của rất nhiều người phụ nữ ngày trước. Suốt ngày đối mặt với ruộng bùn, cho dù tấm áo trắng cũng bị bùn nhuộm nâu. Sự vất vả và tấn tảo ấy chẳng có ai sánh bằng người phụ nữ, chẳng có ai nhọc bằng người mẹ. 

Lời mẹ ru hiện về trong dòng ký ức của người con. Những hoài niệm về vòng tay và lời hát của mẹ ngày ấy, chính là sự tiếc nuối không thể vãn hồi của con hiện tại. Câu da dao quen thuộc đưa rất nhiều đứa trẻ trở về tuổi thơ trên cánh võng lắc lư ru hời:

“Cái cò... sung chát đào chua…

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời”.

Hiện nay, gió đưa lời hát ấy về trời, như người mẹ đã mãi đi xa về nơi xa xăm, xa rời những đứa con thơ yêu dấu. Liệu đến bao giờ, câu hát ấy mới quay trở lại, đến bao giờ mới có thể gặp lại mẹ với câu hát khi xưa? Một niềm tiếc nuối khác của người con mà không bao giờ quên được nữa là một thời với những trái ngon chín mọng trên cành, với những câu chuyện cổ tích dưới đêm sao vằng vặc mà ngày nay, tại thành phố không thể nào quan sát được. Đỉnh điểm của niềm yêu thương của mẹ và sự nhung nhớ của con xuất hiện ở những câu như “ta đi cho trọn kiếp người”, “ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”, “sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”,... 

Tình mẹ bao la được tác giả Nguyễn Duy dùng rất nhiều hình ảnh đẹp và thân thuộc với bất cứ đứa trẻ nào gợi về. Những hình ảnh sử dụng phép nhân hóa, so sánh, gợi hình vô cùng độc đáo. Trong chúng tuy lạ, nhưng lại chan chứa những hình ảnh đẹp đẽ. 

Dù cho mẹ đã đi xa, dù cho con hiện nay chẳng còn nhớ được lời hát của mẹ nhưng tình yêu thương vô bờ của mẹ sẽ theo con đến cuối đời. Những lời dạy của mẹ luôn ghi sâu, trở thành nơi mà con nương tựa sau bao tháng năm thăng trầm và vất vả. 

-------------

Trên đây là những bài nêu cảm nhận của em về bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình học tập và ôn luyện tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 09/02/2023 - Cập nhật : 30/06/2023