logo

Soạn bài Kép Tư Bền lớp 11 trang 97, 101 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Kép Tư Bền lớp 11 trang 97, 98, 99, 100, 101 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Kép Tư Bền lớp 11 - Ngắn nhất

Câu 1. Nhận định nào đúng về sự thay đổi điểm nhìn trong truyện Kép Tư Bền?

A. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang khán giả

B. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang kép Tư Bền

C. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang ông chủ rạp

D. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang người bạn hát của kép Tư Bền

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang khán giả 

Câu 2. Truyện Kép Tư Bên chủ yếu kể câu chuyện gì?

A. Kép Tư Bản là người hát bội rất giỏi ở Hà Nội đã ba năm nay

B. Kép Tư Bản hát bội rất giỏi nhưng anh phải nghỉ việc vì cha ốm

C. Cha của kép Tư Bén ốm, để có tiền mua thuốc và trả nợ, anh phải đi diễn hài

D. Cha của kép Tư Bền mất trong lúc anh đang đi hát để trả nợ cho chủ rạp hát

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Cha của kép Tư Bền mất trong lúc anh đang đi hát để trả nợ cho chủ rạp hát 

Câu 3. Nhân vật kép Tư Bền không được khắc hoạ ở phương diện nào?

A. Ngoại hình

B. Hành động

C. Lời nói

D. Nội tâm

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Nội tâm

Câu 4. Qua tác phẩm, tác giả chủ yếu ca ngợi điều gì ở nhân vật kép Tư Bền?

A. Tài năng của nhân vật

B. Sự cống hiến của nhân vật

C. Lòng hiếu thảo của nhân vật

D. Lòng tự trọng của nhân vật

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Lòng hiếu thảo của nhân vật

Câu 5. Phương án nào sau đây không phải là thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm?

A. Xây dựng tình huống truyện độc đáo

B. Kết hợp giữa cái bị với cái hài

C. Kết hợp giữa điểm nhìn của tác giả và nhân vật

D. Ngôn ngữ giàu chất thơ

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Ngôn ngữ giàu chất thơ

Câu 6. Nêu hoàn cảnh, tính cách, phẩm chất của nhân vật kép Tư Bền. Ở mỗi đặc điểm, nêu một số dẫn chứng cụ thể.

Trả lời:

- Hoàn cảnh: “Kép Tư Bền là một diễn viên hài kịch nổi tiếng. Các buổi kịch có anh biểu diễn rất đông khách. Nhưng hơn tháng rồi, anh không đi diễn do cha bị bệnh nặng. Ông chủ rạp kịch đến đòi tiền đã cho anh vay và dồn kép Tư Bền vào thế buộc phải nhận vai diễn mới.... Trong khi đó, bệnh của cha anh ngày càng nặng hơn...”

- Tính cách và phầm chất của nhân vật Kép Tư Bền: 

+ Anh là người con hiếu thảo: Anh đi diễn kiếm tiền lo chữa trị cho cha nhưng quá trình biểu diễn lòng anh luôn lo lắng: “hiện giờ này, ở nhà, cha anh đương dở chứng khò khè, chỉ chờ từng phút để thở một hơi nữa là hết nợ, và ở trong buồng trò, anh cũng đương nẫu ruột nhầu gan”. Anh luôn lo lắng cho bênh tình của cha, diễn xong anh vội nhờ người về xem tình hình cha mình. Nghe tin báo cha anh đã mê đặc, chân tay lạnh mà anh “ứa hai hàng nước mắt rồi khóc nức khóc nở”

+ Anh luôn có trách nghiệm với công việc và tôn trọng khán giả: Dù lo lắng cho cha nhưng vẫn cố gắng diễn xong vở diễn. Anh diễn đến màn cuối cùng dù bệnh tình cha mình lâm nguy, anh giấu bộ mặt rầu rầu thay vào đó là bộ mặt vui vẻ diễn, sau đó xong màn biểu diễn anh cúi đầu thong thả chào khán giả.

Câu 7. Chỉ ra những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bền trong đoạn trích từ “Một hồi chuông vừa dứt.” đến hết.

Trả lời:

Đoạn trích từ “Một hồi chuông vừa dứt.” đến hết đã diễn tả một cách chân thực những suy nghĩ, sự lo lắng rối ren của Kép Tư Bền trong buổi diễn:

+ “Một hồi chuông vừa dứt. Màn kéo lên. Một tràng vỗ tay đôm đốp như pháo nổ để hoan nghênh ông chúa khôi hài. Anh Tư Bền lững thững bước ra, cúi đầu chào, rồi đứng thần người ra như phỗng đến một lúc.”

+ “Vai anh Tư Bền đóng hôm ấy cứ luôn luôn phải ở sân khấu. Nhất là anh phải làm nhiều điệu bộ hơn mọi khi. Lắm lúc còn phải rặn ra mà cười ha hả!” Diễn xong đến giờ nghỉ anh đã vội nhờ người về xem tình hình của cha. 

+ “Rồi ông đẩy anh ra sân khấu. Anh lại phải hò, hét, ngâm, cười, múa, nhảy, để mua gượng lấy những tràng vỗ tay.”

+ “Người xem hát thì cứ trông thấy anh là họ đủ cười rồi. Nào họ có để ý và nhìn rõ đâu được cái vẻ lo âu của anh, nó hiện ra ở trước mắt.”

+ Lúc ngồi nghỉ nhận tin cha mà anh ứa nước mắt, khóc nức khóc nở. Rồi lại phải đánh phấn sửa sang wuaanf áo chuẩn bị diễn nốt màn cuối.

+ Anh Tư Bền cố diễn hết buổi biểu diễn và nhận tin: “Mau mà về. Anh Tưi Hỏng từ ban nãy mất rồi!”

Từ đoạn văn trích, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự phức tạp và bất ổn trong tâm trạng của anh Tư Bền. Dù đã lo lắng cho cha bao nhiêu, và mong muốn được ở bên cạnh ông ấy, nhưng khi đứng trên sân khấu, anh vẫn phải trổ tài và hoàn thành trách nhiệm của mình một cách dính liền với sự hài lòng của những người có địa vị. Anh là một người có trách nhiệm với công việc, không phải vì anh bất hiếu hay không muốn ở bên cha, nhưng sức ép từ xã hội đã ép anh phải làm tốt công việc.

Trong tác phẩm này, tác giả Nguyễn Công Hoan đã đề cập đến những bi kịch đằng sau ánh đèn sân khấu hào nhoáng của những nghệ sĩ, và sự hy sinh cao cả của họ cho khán giả và cuộc đời. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng cần trân trọng và đánh giá cao công lao của những người nghệ sĩ, cũng như những đóng góp của họ cho xã hội.

Câu 8. Em thích nhất điều gì trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan ở tác phẩm Kép Tư Bền? Lí giải cụ thể.

Trả lời:

Em rất ấn tượng với cách mà tác giả Nguyễn Công Hoan tạo nên những tình huống truyện ngang trái, từ đó làm nổi bật hiện thực xã hội đáng lên án trong thời kỳ đó. Tác giả đã đi sâu vào số phận của Tư Bền, từ cảm giác sung sướng và vui vẻ cho đến những lúc muốn khóc nhưng phải cười. Ban đầu, Tư Bền được mọi người yêu mến và anh ta cũng rất hài lòng với công việc của mình. Anh ta đã đạt được thành công trong sự nghiệp và được tôn vinh bởi mọi người.

Tuy nhiên, số phận đã đùa giỡn với anh ta. Cha của Tư Bền bị ốm, và anh ta phải vay tiền để trang trải chi phí chữa bệnh. Khi cha mất, Tư Bền vẫn đang gồng mình trên sân khấu để diễn kịch. Qua đó, tác giả Nguyễn Công Hoan cũng muốn nhấn mạnh về sự đàn áp của xã hội phong kiến và ách đô hộ của thực dân Pháp, đã khiến cho những người nghệ sĩ phải hy sinh tất cả như vậy. Từ đó, chúng ta nên trân trọng và biết ơn những con người này hơn, bởi vì họ đã dành cả cuộc đời để thể hiện niềm đam mê và tài năng của mình, mặc cho cuộc sống đã gây ra cho họ nhiều khó khăn và thử thách.

Câu 9. Có thể rút ra triết lí nhân sinh nào từ truyện ngắn Kép Tư Bền?

Trả lời:

Tác phẩm kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan là một tác phẩm văn học đặc sắc của Việt Nam, nó đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống của những người nghệ sĩ trong thời kỳ phong kiến. Tác giả đã lấy Tư Bền làm hình mẫu để miêu tả sự cực đoan của xã hội đối với người nghệ sĩ, những áp lực mà họ phải đối mặt và sự hy sinh cao cả của họ trong cuộc sống và nghệ thuật. Tác phẩm đã khiến cho chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về giá trị của nghệ thuật và trân trọng hơn những người nghệ sĩ, những người đã dành cả cuộc đời để tạo ra những tác phẩm tuyệt vời để phục vụ công chúng.

Câu 10. Viết một đoạn văn (khoảng 12 - 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về một vấn đề xã hội đặt ra từ truyện Kép Tư Bền

>>> Xem trả lời


Phân tích bài Kép Tư Bền

>>> Phân tích Kép Tư Bền

>>> Xem toàn bộ: Soạn văn 11 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Kép Tư Bền trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 26/03/2023