logo

Soạn bài Tấm lòng người mẹ lớp 11 trang 84, 89 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Tấm lòng người mẹ lớp 11 trang 84, 85, 86, 87, 88, 89 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Tấm lòng người mẹ lớp 11 - Ngắn nhất

Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là gì? 

Trả lời:

Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử đầy thiêng liêng giữa mẹ Phăng-tin và đứa con tên là Cô - dét. Phăng-tin đã hy sinh tất cả để cho con được no đủ, hạnh phúc. Mặc dù cuộc sống đầy khó khăn, nhưng người mẹ vẫn luôn dành cho con mình tình yêu và sự quan tâm nhất, và không ngại bán thân để có tiền nuôi con. Tấm lòng người mẹ đã truyền cảm hứng cho độc giả về tình yêu thương, sự hy sinh và tình mẫu tử trong cuộc sống.

Câu 2. Xác định và phân tích tình huống truyện, các chi tiết nói về không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Trong truyện, Phăng-tin là một người mẹ nghèo khổ với số nợ lớn, cô luôn cố gắng làm việc kiếm tiền để nuôi con và trả nợ. Tuy nhiên, những lần đau khổ và áp lực không ngừng nghỉ đến từ chủ trọ và vợ chồng Tê-nác-đi-ê đã khiến cho Phăng-tin phải hi sinh tất cả để đưa tiền về cho con. Cô cắt tóc, nhổ răng và trở về làm gái bán hoa kiếm có tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi - ê để mua quần áo và chữa bệnh cho Cô - đét. Dù cô không biết con mình phải sống khổ cực như thế nào, nhưng cô luôn hy vọng con mình sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó làm nổi bật lên tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý - Phăng-tin một người mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả để đứa con mình được sống hạnh phúc.

Câu 3. Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?

Trả lời:

- Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn tiền chị kiếm ra rất ít ỏi, nợ nần ngày càng nhiều. Vợ chồng Tê - nác - đi - ê luôn viết thư thôi thúc chị gửi tiền với những lí do mùa đông giá rét Cô - đét không có quần áo mặc hay Cô - đét mắc căn bệnh sốt ban cần nhiều tiền để chữa trị nhằm mục đích lừa Phăng-tin gửi tiền. Nhưng thực tế Cô - đét không được mặc áo ấm, hay mắc bệnh và sống không hạnh phúc như những suy nghĩ của Phăng-tin.

- Phăng-tin đã phải cắt tóc, lược bỏ mái tóc vàng óng ả mua váy len gửi cho Cô - đét. Cô nhổ răng bán lấy tiền chữa bệnh cho con. Sau đó vợ chồng Tê - nác - đi - ê tiếp tục viết thư thúc giục “Gửi ngay, nếu không chúng sẽ tống cổ Cô-dét ra cửa mặc cho rét mướt, mặc cho lang thang, mặc cho vừa thoát khỏi cái bệnh ghê gớm, mặc cho đứa bé muốn ra sao thì ra, có phải chết đường chết chợ cũng đành.” Thế là “dàn bà xấu số ấy đi làm gái điếm”

=> Từ những việc làm của Phăng-tin cho thấy cô là một người mẹ vô cùng tuyệt vời, yêu thương con cái đến tận cùng. Dẫu cho phải đánh đổi những thứ quý giá nhất, cô vẫn chỉ mong muốn cho con của mình được sống tốt và khỏe mạnh hơn.

Câu 4. Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể:

Trả lời:

Trích đoạn “Tấm lòng người mẹ” thể hiện suy tư thấm thía, phẫn nộ trước tình trạng bất công, oan ức trong xã hội phong kiến Pháp xưa. Tác giả muốn truyền tải thông điệp về một cuộc sống khát vọng hòa bình, sự công bằng và văn minh.

Câu 5. So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai tác giả này.

Trả lời:

+ Nhân vật Chí Phèo (Nam Cao): Chịu đựng những định kiến và bất công của cuộc đời. Tuy nhiên, sức mạnh của tình yêu thương và lòng nhân ái vẫn sáng chói. Chí Phèo đã chọn cái chết để giải thoát cho bản thân

+ Nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô: Phăng-tin là một người phụ nữ kiên cường, xinh đẹp và sẵn sàng hy sinh tất cả để gửi tiền về cho vợ chồng chủ trọ chăm sóc con của mình. Dù cô đã cắt bỏ mái tóc, răng và trở thành gái bán hoa, nhưng càng về sau cô càng trở nên sa đọa hơn. Cuối cùng, cô đã không thể thoát khỏi con đường làm "gái điếm"

=> Tuy nhiên, dù cuộc sống đầy oan trái và bất công, cả hai nhân vật đều trên trọng tình yêu thương. Tác giả muốn gửi gắm thông điệp về tình người và hy vọng vào một cuộc sống hòa bình, công bằng và văn minh trong xã hội.

Câu 6. Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội văn hoá Pháp thời bấy giờ?

Trả lời:

Bối cảnh xã hội - văn hóa Pháp thời bấy giờ được tái hiện trong đoạn trích với sự đau đớn, bất bình của tác giả trước những vấn đề đầy nặng trĩu như oan trái, bất công, và những đau đớn của những con người vô tội.


Phân tích bài Tấm lòng người mẹ

>>> Phân tích Tấm lòng người mẹ

>>> Xem toàn bộ: Soạn văn 11 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Tấm lòng người mẹ trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 26/03/2023