logo

Soạn bài Nắng đẹp miền quê ngoại lớp 11 trang 29, 30, …, 35 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Nắng đẹp miền quê ngoại lớp 11 trang 29, 30, …, 35 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 2 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Nắng đẹp miền quê ngoại lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Trong truyện này, ai là nhân vật chính?

A. Nhân vật “tôi”

B. Nhân vật Thơm

C. Nhân vật “dượng rể"

D. Nhân vật “tên lưu manh"

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Nhân vật “tôi”.

Câu 2. Giọng điệu của người kể chuyện như thế nào?

A. Bình dị, từ tốn

B. Bông lớn, châm biếm

C. Hài hước, dí dỏm

D. Trầm lặng, buồn bã

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Bình dị, từ tốn.

Câu 3. Thủ đoạn mà nhân vật “tôi” đã làm đối với cô Thơm là gì?

A. Áp bức, doạ nạt

B. Đặt điều vu khống

C. Gài bẫy, lừa bịp

D. Lập mưu bán đứng

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Lập mưu bán đứng.

Câu 4. Hành động, lời nói, thái độ của cô Thơm thể hiện phẩm chất, tính cách gì?

A. Hiền lành, thận trọng

B. Nghĩa tình, hào hiệp

C. Trong sáng, can đảm

D. Xảo trá, tàn ác

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Trong sáng, can đảm.

Câu 5. Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật “dượng rể” cho thấy nhân vật này là người có tính cách như thế nào?

A. Hời hợt, nông nổi

B. Khoan dung, nghĩa tình

C. Nhỏ mọn, thấp hèn

D. Trong sáng, cao thượng

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Trong sáng, cao thượng.

Câu 6. Hãy tóm tắt truyện bằng cách sắp xếp các sự kiện chính theo trật tự thời gian. Từ đó, nêu nhận xét của em về cốt truyện.

Trả lời:

Nhân vật “tôi” là một nhân vật chính của chuyện. “Tôi” có một cuộc sống tốt và có nhiều bạn bè do giỏi kết bạn, nhưng điều làm cho tính cách tốt ấy xấu đi là tôi kết bạn với những người chỉ huy xâm chiếm nước ta lúc bấy giờ. Và để có mối quan hệ tốt với những người chỉ huy Pháp, tôi đã không từ thủ đoạn. “Tôi” đã cùng với hai người lưu manh đã lừa một cô gái trẻ đến nhà trung úy người Pháp. Dù có một chút day dứt nhưng vì lòng tham trước của cải vật chất mà nó bị che lấp. Cô gái trẻ đó rơi vào tay người xấu trong độ tuổi rất trẻ và chuẩn bị lên xe hoa về nhà chồng. Cô đã chết do bị viên trung úy bắn nhưng với thái độ kiên quyết, không khuất phục. Một thời gian sau khi chiến tranh qua đi, vì nhớ quê ngoại mà nhân vật tôi đã cùng với chị gái trở về quê. Chính lần về quê cùng cuộc gặp gỡ dượng đã đã đem đến cho nhân vật tôi những cảm xúc hỗn loạn và day dứt. Được nghe câu chuyện đau thương mất mát của dượng và phát hiện ra chính mình là người tạo ra vết thương ấy đã khiến tôi rất bất ngờ và ân hận. Con gái đã mất ở độ tuổi 18 của dượng chính là cô gái trẻ mà tôi đã đưa đến nhà chỉ huy Pháp. Khi biết sự thật đó, người dượng đã chọn cách im lặng thay vì tha thứ cho nhân vật tôi. Từ lúc ấy, nhân vật tôi đã suy nghĩ và nhận ra rất nhiều điều. Cảnh vật cùng thiên nhiên miền quê ngoại đã giúp cho tâm hồn nhân vật tôi được gột rửa và làm cho tôi muốn quay lại làm người lương thiện.

Câu 7. Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh xã hội như thế nào? Bối cảnh ấy giúp em hiểu rõ hơn điều gì về nội dung và ý nghĩa của truyện?

Trả lời:

Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh xã hội đang trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Nhân vật “tôi” là người có điều kiện sống tốt nhưng tham lam vật chất, ham sống sợ chết, kết bạn với cả kẻ thù của nước nhà. Anh đã vô tình hại chết em họ của mình mà không hề hay biết và chỉ nhận ra điều đó khi quay trở về quê ngoại.

Bối cảnh ấy giúp em hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của truyện. Biết được rằng trong một con người có thể tồn tại cả hai mặt xấu và tốt nhưng chính con người ta cũng không nhận ra nó mà phải có vật tác động thì mới biết.

Câu 8. Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi về thăm quê ngoại diễn biến ra sao?

Trả lời:

Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi về thăm quê ngoại diễn biến rất phức tạp, chính chi tiết này đã đẩy cao trào câu chuyện lên đỉnh cao. Tuy tác giả không miêu tả rõ nét tâm trạng của nhân vật tôi khi về quê nhưng qua cách kể cũng có thể thấy kỉ niệm với nơi đây của nhân vật tôi không có nhiều nhưng cũng là nơi khi đi xa anh muốn quay trở về. Các xúc của nhân vật chỉ thay đổi rõ rệt khi gặp lại dượng và biết được việc chính mình đã tiếp tay cho cái chết của em họ. Cảm xúc đó không chỉ còn là những cảm xúc vui vẻ, thoải mái mà giờ chỉ còn lại sự ân hận, hối lỗi vì hành động của mình trong quá khứ.

Câu 9. Em có nhận xét gì về sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản truyện này?

Trả lời:

Có thể thấy sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản truyện này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Qua cách kể của người kể chuyện, tính cách cùng những lời nói của nhân vật được hiện lên rõ nét:

- Nhân vật “tôi” hiện lên là người có học thức và thông minh cùng điều kiện sống tốt.

- Bị tha hóa bởi xã hội đương thời và ham muốn vật chất.

- Biết hối cải, ăn năn trước hành động tội lỗi của mình và biết từ đó mà tỉnh ngộ.

Câu 10. Thiên nhiên và con người “miền quê ngoại” như thế nào? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng).

>>> Xem trả lời


Phân tích bài Nắng đẹp miền quê ngoại

>>> Phân tích bài Nắng đẹp miền quê ngoại

>>> Xem toàn bộ: Soạn văn 11 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Nắng đẹp miền quê ngoại trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 29/03/2023