logo

Phân tích Nắng đẹp miền quê ngoại

Có lẽ, nhận định con người là một loài động vật phức tạp khá đúng. Bởi có thể qua một số biến cố hoặc sự việc, tư duy và suy nghĩ của con người sẽ thay đổi và thậm chí trái ngược với trước kia rất nhiều. Nhân vật tôi trong tác phẩm Nắng đẹp miền quê ngoại đã có sự chuyển biến sâu sắc thông qua câu chuyện cũ được đề cập trong bài. Mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu sự chuyển biến ấy thông qua bài phân tích Nắng đẹp miền quê ngoại.


Dàn ý Phân tích Nắng đẹp miền quê ngoại

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Trang Thế Hy (những nét chính về con người, cuộc đời và đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm Nắng đẹp miền quê ngoại (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật,...)

Thân bài:

- Khái quát về nhân vật tôi trong giai đoạn giàu có và bị tham vọng chi phối

- Khung cảnh khi trở về miền quê ngoại của nhân vật tôi

- Sự hối lỗi và tha thứ của dượng dành cho nhân vật tôi

- Tâm tư thức tỉnh của nhân vật tôi được soi sáng dưới ánh nắng miền quê ngoại

Kết bài: Khẳng định lại nội dung và ý nghĩa truyện ngắn “Nắng đẹp miền quê ngoại” của tác giả Trang Thế Hy. Từ đó chân dung những con người trong kháng chiến và tình yêu với quê hương.

Dàn ý Phân tích Nắng đẹp miền quê ngoại

Phân tích Nắng đẹp miền quê ngoại

     Trang Thế Hy là nhà văn Nam Bộ, quê ở Bến Tre. Ông tham gia rất năng nổ vào hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Ông là nhà văn hàng đầu đóng góp vào hình thành văn chương hiện đại Việt Nam ở cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là “Nắng đẹp miền quê ngoại” in trong “Nhìn lại một chặng đường văn học”.                                                                         

   Tác giả kể về nhân vật “tôi” trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân vật tôi hiện lên có một điều kiện cuộc sống rất tốt, nhưng chính cái sự tham lam quan tâm vật chất này đã khiến cho nhân vật tôi có những việc làm thiếu trong sạch. Sống trong cái xã hội mà thực dân Pháp chiếm đóng, con người cũng dần bị tha hóa theo. Nhân vật tôi vì những món lợi của bản thân, muốn tạo mối quan hệ với trung úy Pháp mà đã làm ra hành động bỉ ổi với một cô gái. Tác giả đã dùng cái giọng vừa từ tốn như đang kể chuyện, nhưng cũng hết sức là châm biếm. Vì một chút món lợi mà cuộc đời của một cô gái bị phá hủy mà có lẽ cả đời nhân vật tôi sẽ phải hối hận. Nhân vật tôi có hối hận, day dứt với việc tàn ác mình đã làm nhưng đã muộn. Trở về thăm miền quê ngoại, nơi mà nhân vật tôi không có quá nhiều những kỉ niệm. Nhưng chính nơi này sẽ mang lại những ký ức và kỷ niệm không bao giờ quên trong tâm trí nhân vật tôi. Ở nhà dì ba, nghe dượng kể về gia đình trong những năm tháng khói lửa của đất nước. Có những người mất đi, có những người ở những nơi khác nhau. Dượng kể về người con của mình đã từng bị lừa cho trung úy Pháp rồi bị bắn chết. Một cô gái mới đôi mươi bị bắn chết nhưng cô vẫn giữ được sự trong sáng và can đảm của mình. Đến đây nhân vật tôi đã biết được cái xấu xa, tội lỗi mà mình đã gây ra cho người em của mình. Nhân vật tôi nhận lỗi trước dượng của mình. Nhưng dượng chỉ im lặng, thoáng chút giận dữ nhưng rồi lại dịu dàng và không nói lại lời nào. 

Phân tích Nắng đẹp miền quê ngoại

    Cũng là những con người chịu ảnh hưởng bởi khói lửa khốc liệt. Cả dượng và em Thơm đều giữ được cái trong sạch, cái bao dung và không chịu khuất phục. Còn “tôi” thì vì cái lợi của bản thân mà đánh mất lương tâm của mình. Khung cảnh về bức tranh thiên nhiên buổi chiều ở quê ngoại lại mở ra. Qua ngòi bút của tác giả cái nắng chiều hiện lên thật đẹp, với những biển cỏ bao cùng với nắng chiều được phủ một lớp men vàng lấp lánh. Cái khung cảnh này thật đối lập với tâm trạng của tôi khi đứng trước mộ của em Thơm. Có những thứ xấu xa tồn tại như muốn hủy đi sự tươi đẹp của cuộc sống này. Những khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ này, cùng với những con người tốt đẹp, như rọi một thứ ánh sáng vào tâm hồn của nhân vật. Nhân vật như được gội rửa những thư tăm tối, xấu xa của tâm hồn nhờ thứ ánh nắng soi rọi của miền quê ngoại.

      Qua truyện ngắn “Nắng đẹp miền quê ngoại” của nhà văn Trang Thế Hy, đã khắc họa chân dung của những con người trong chiến tranh khốc liệt. Để từ đó thấy được những cái xấu, cái tốt trong tính cách của con người. Cái thứ ánh sáng giản đơn ở miền quê ngoại giống như là thứ ánh sáng soi rọi tâm hồn của mỗi người con quê hương. 

---------------------------

Trên đây là những bài phân tích Nắng đẹp miền quê ngoại. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình học tập và ôn luyện tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 18/02/2023 - Cập nhật : 15/08/2023