logo

Phân tích bài thơ Huyền Diệu

Hoài Thanh từng chia sẻ rằng: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” Thật vậy, thơ ca Xuân Diệu như một làn gió mới thổi vào nên văn học Việt Nam, có thể nói Xuân Diệu dành cả đời mình để viết về của mùa xuân, về tình yêu và cả tuổi trẻ. Trong các sáng tác của Xuân Diệu ta luôn cảm nhận được sức sống, một tâm hồn tươi mới, nhiệt huyểt, tràn đầy nhựa sống, yêu đời yêu người, yêu cả thiên nhiên đất trời. Dưới đây là bài Phân tích bài thơ Huyền Diệu của nhà thơ Xuân Diệu mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo


Dàn ý Phân tích bài thơ Huyền Diệu  

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát một số thông tin về tác giả, tác phẩm.

II. Thân bài

1. Tác giả

- Tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, (sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 - mất ngày 18 tháng 12 năm 1985).

- Quê quán: huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

- Là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà phê bình nổi tiếng của văn học Việt Nam. 

- Ông là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ mới thế kỉ đầu thế kỉ XX.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích trong tập Thơ Thơ 

- Nhan đề tác phẩm: “Huyền diệu”- một nhan đề thật độc đáo và mới mẻ, gợi nên sự bí ẩn và kì diệu, khiến cho độc giả cảm thấy thật thú vị đồng thời nhan đề còn có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho bạn đọc về việc thưởng thức tác phẩm.

- Lời đề từ: Nguyên văn câu thơ này khi được dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau” => Tác giả muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó chính là sự tương giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau, từ đó gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ.

- Nội dung: Viết về sự đầm thấm, âm điệu và là sự cảm nhận của tác giả trong nhiều cung bậc cảm xúc bắt đầu từ “khúc nhạc thơm” đến người say rượu đêm tân hôn và rồi du dương một khúc nhạc hường, “nghe lẫn lộn ghé bên tai”, “lời chim”, “giọng suối”, “tiếng khóc người”..…

- Nhận xét về hồn thơ Xuân Diệu: Một cái hồn luôn khát khao giao cảm với đời, một hồn thơ luôn luôn rộng mở, chẳng để lòng mình khép lại bao giờ, một hồn thơ ngày ngày vẫn tha thiết, bồi hồi, rạo rực, băn khoăn.

- Nghệ thuật: giọng thơ linh hoạt, ngôn ngữ sáng tạo, cách diễn đạt hấp dẫn, lôi cuốn.

III. Kết bài 

Nêu cảm nhận của bản thân đối với tác giả Xuân Diệu và bài thơ Huyền Diệu.

Dàn ý Phân tích bài thơ Huyền Diệu

Phân tích bài thơ Huyền Diệu  

Hoài Thanh từng chia sẻ rằng: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” Thật vậy, thơ ca Xuân Diệu như một làn gió mới thổi vào nên văn học Việt Nam, có thể nói Xuân Diệu dành cả đời mình để viết về của mùa xuân, về tình yêu và cả tuổi trẻ. Trong các sáng tác của Xuân Diệu ta luôn cảm nhận được sức sống, một tâm hồn tươi mới, nhiệt huyểt, tràn đầy nhựa sống, yêu đời yêu người và yêu cả thiên nhiên đất trời. 

Huyền Diệu là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông được trích từ tập Thơ Thơ. Bài thơ Huyền Diệu viết về sự đầm thấm, âm điệu. Tác phẩm là sự cảm nhận của tác giả trong nhiều cung bậc cảm xúc bắt đầu từ “khúc nhạc thơm” đến người say rượu đêm tân hôn và rồi du dương một khúc nhạc hường, “nghe lẫn lộn ghé bên tai”, “lời chim”, “giọng suối”, “tiếng khóc người”..…

“Huyền diệu”- một nhan đề thật độc đáo và mới mẻ, gợi nên sự bí ẩn và kì diệu, khiến cho độc giả cảm thấy thật thú vị. Không chỉ khơi gợi sự tò mò, thích thú, nhan đề còn có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho bạn đọc về việc thưởng thức tác phẩm.

Phân tích bài thơ Huyền Diệu

Les parfums, les couleurs et les sons se répondent

Ngay từ câu mở đầu, Xuân Diệu đã làm cho người đọc thấy thật khó hiểu khi ông lại lựa chọn câu thơ bằng tiếng Pháp của Bô- đơ- le trong bài thơ Tương Giao để làm câu đề từ. Nguyên văn câu thơ này khi được dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau”. Và Xuân Diệu làm như vậy là có lý do của mình, tác giả muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó chính là sự tương giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau, từ đó gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ. Và bởi Xuân Diệu là một trong số các nhà thơ đã chịu ảnh hưởng cảm quan tương ứng của Bô- đơ- le, vậy nên ông đã viết nên rất nhiều ý lạ cho những câu thơ của mình:

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm

Say người như rượu tối tân hôn;

Như hương thấm tận qua xương tuỷ,

Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.

Hãy tự buông cho khúc nhạc hường

Dẫn vào thế giới của Du Dương

Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy

Hiển hiện hoa và phảng phất hương...

Hãy nghe lẫn lộn ghé bên tai

Giọng suối, lời chim, tiếng khóc người;

Hãy uống thơ tan trong khúc nhạc

Ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi.

Rồi khi khúc nhạc đã ngừng im

Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim

Còn cứ run hoài, như chiếc lá

Sau khi trận gió đã im lìm.

Bài thơ được tác giả cảm nhận rất rõ nét những sắc cảnh xung quanh mình, từ “khúc nhạc thơm” làm say đắm lòng người “thấm tận qua xương tủy”, cái âm điệu thần tiên ấy làm cho tác giả “thấm tận hồn”. Hay như “khúc nhạc hường” đã dẫn lối chúng ta bước vào “thế giới của Du Dương”, khi đắm chìm trong đó “hoa” và “hương” sẽ phảng phất ngay bên. Từ “giọng suối” tới “lời chim” và “tiếng khóc người” hãy cứ để bản thân “uống thơ” và “tan trong khúc nhạc” sẽ thấy “ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi”. Và kể cả là khi khúc nhạc kia đã “ngừng im” thì hãy cứ cầm hơi mà lắng nghe trái tim, nó vẫn cứ “run hoài” như những “chiêc lá” cho dù “trận gió”, bão táp đã qua đi từ hồi nào.

Hồn thơ Xuân Diệu, một cái hồn luôn khát khao giao cảm với đời, một hồn thơ luôn luôn rộng mở, chẳng để lòng mình khép lại bao giờ, một hồn thơ ngày ngày vẫn tha thiết, bồi hồi, rạo rực, băn khoăn, và tôi chính tôi đã trót yêu cái hồn ấy tự bao giờ. Và thi nhân Hoài Thanh, ông đã từng nhận xét về Xuân Diệu thế này: “Xuân Diệu tha thiết, rạo rực bởi niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống, thèm sống đến mãnh liệt và thèm yêu đến điên cuồng với niềm khát khao được giao cảm với đời”.

Quả thật không thể phủ nhận khi cho rằng Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, ông mang một hồn thơ tràn ngập tính nhân văn, giọng thơ linh hoạt, ngôn ngữ sáng tạo, độc đáo kết hợp với cách diễn đạt hấp dẫn, lôi cuốn được nhiều độc giả. Bài thơ chứa đựng cả bầu trời tâm tư cũng như cảm xúc của nhà thơ, qua đó đã thể hiện được nỗi niềm khát khao, mong ước hòa nhập với cuộc đời của tác giả Xuân Diệu. Tác phẩm là một thành công lớn đã góp phần không nhỏ trong việc đưa tên tuổi của nhà thơ vụt sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam.


Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Huyền Diệu

Phân tích bài thơ Huyền Diệu

----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn bài dàn ý và bài văn mẫu Phân tích bài thơ Huyền Diệu. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 18/02/2023 - Cập nhật : 22/04/2024