logo

Phân tích bài thơ Dương phụ hành Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Cao Bá Quát là một trong các nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam những năm nửa đầu thế kỉ XIX. Ông nổi tiếng là người có nhân cách cứng rắn, ngang tàng và là ngòi bút tài hoa, các tác phẩm của ông đều rất mới mẻ, sắc sảo. Ta có thể ví thơ ông là một cây đàn điệu hết sức phong phú trong nội dung và cảm hứng sáng tác. “Dương phụ hành” là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông, sau đây mời thầy cô và các bạn cùng đi Phân tích bài thơ Dương phụ hành.


Dàn ý Phân tích bài thơ Dương phụ hành

I. Mở bài

Giới thiệu sơ lược các thông tin về tác giả, tác phẩm.

II. Thân bài

1. Tác giả

- Là một trong các nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam những năm nửa đầu thế kỉ XIX.

- Nhân cách: cứng rắn, ngang tàn.

- Phong cách nghệ thuật: phong phú trong nội dung, cảm hứng sáng tác.

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm Dương Phụ Hành được Cao Bá Quát sáng tác trong lần ông có dịp theo phái bộ của Đào Phú Trí đi công cán bên Inđônêxia.

- Nội dung: nói về người đàn bà Phương Tây đã gợi cho tác giả suy nghĩ về hạnh phúc và nỗi sầu chia li.

3. Tổng kết giá trị nghệ thuật mà tác phẩm mang tới

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Dàn ý Phân tích bài thơ Dương phụ hành

Phân tích bài thơ Dương phụ hành

Cao Bá Quát là một trong các nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam những năm nửa đầu thế kỉ XIX. Ông nổi tiếng là người có nhân cách cứng rắn, ngang tàng và là ngòi bút tài hoa, các tác phẩm của ông đều rất mới mẻ, sắc sảo. Ta có thể ví thơ ông là một cây đàn điệu hết sức phong phú trong nội dung và cảm hứng sáng tác. Đó là những tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương xứ sở đồng thời cũng là sự đồng cảm sâu sắc với bao mảnh đời khổ đau, bất hạnh, bộc lộ niềm tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc, lên án và phê phán mạnh mẽ sự thối nát của chế độ phong kiến đương thời.

"Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau,

Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu,

Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói,

Kéo áo rầm rì nói với nhau

  Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay,

Gió bể, đêm sương thổi lạnh thay!

Uốn éo đòi chồng năng đỡ dậy.

Biết đâu nỗi khách biệt li này!"

      Tác phẩm Dương Phụ Hành được Cao Bá Quát sáng tác trong lần ông có dịp theo phái bộ của Đào Phú Trí đi công cán bên Inđônêxia. Tiếng là được “dương trình hiệu lực” nhưng thực ra là điều đi để phục dịch “lấy công chuộc tội”. Tuy vậy mới “có cuộc hoạn du mới biết cá lớn nghìn dặm”, trên chặng đường đi công cán, nhà thơ đã có dịp được trò chuyện, tiếp xúc với những người châu Âu, được tiếp thu thêm một nền văn minh mới lạ, từ đó đôi mắt và tâm hồn nhà thơ như được mở rộng thêm. Đặc biệt, chuyến đi ấy đã giúp Cao Bá Quát phát hiện ra nhiều nét mới đáng yêu của người đàn bà Tây phương, trong mắt ông người đàn bà ấy hiện lên thật sinh động và hấp dẫn:

"Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau,

Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu,"

     

Phân tích bài thơ Dương phụ hành.

      Cuộc đời nhiều vất vả bôn ba, cùng với nhiều thăng trầm đã tôi luyện cho Cao Bá Quát năng lực quan sát sắc sảo, nhạy bén. Chỉ bằng vài chi tiết cụ thể khắc họa theo lối tả thực, qua đó nhà thơ đã thành công vẽ nên một hình ảnh đầy ấn tượng trong mắt độc giả. Đó là màu “áo trắng” tinh của người “thiếu phụ Tây dương”. Vốn từ xưa tới nay người phương Đông vẫn coi màu trắng là màu đại diện cho tang tóc. Nhưng ở đây, tác giả kín đáo mà tinh tế cảm nhận màu áo ấy như một vẻ đẹp. Nếu tinh ý, ta có thể phát hiện ngay điều đó qua lối so sánh của tác giả. Nhưng lạ hơn nữa là hành vi của người đàn bà ấy “Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu”. Có thể thấy những người phụ nữ Phương Đông họ rất mẫu mực, hiền thục đã quen với việc “cử án tề mi” nên chẳng dám "tựa vai chồng” để cùng chồng ngồi ngắm trăng một cách “thiếu ý tứ“ và “vô lễ’" như vậy? Nhưng không, người đàn bà này thậm chí còn ngồi ngay bên cạnh chồng trước ánh mắt thắc mắc của tất cả mọi người. Nhưng chắc chắn không thể phủ nhận rằng cảnh tượng ấy rất đẹp. Màu trắng của áo hòa cùng với ánh sáng của vầng trăng và hành động tựa vai chồng khắc họa nên một khung cảnh thật trữ tình, lãng mạn và thơ mộng biết bao. Và chắc chắn, đằng sau những nét bút, lời văn miêu tả ấy là cái nhìn ngạc nhiên, bất ngờ vô cùng. Điều khiến tác giả thấy thật sự thú vị chính là những cử chỉ tự nhiên, thân mật của nàng:

      " Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói,

Kéo áo rầm rì nói với nhau

Không chỉ dừng ở đó, nằng ấy còn: 

Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay,

Gió bể, đêm sương thổi lạnh thay!

Uốn éo đòi chồng năng đỡ dậy."

      Chỉ thấy ở người thiếu phụ ấy hiện lên vẻ yêu kiều, duyên dáng. Cả cái nghiêng mình làm nũng đòi sự yêu thương, chăm sóc chiều chuộng của chồng thật dễ thương dễ thường làm sao. Tất cả những chi tiết ấy đều được quan sát bằng đôi mắt tinh tế của Cao Bá Quát, ông đã ghi lại và miêu tả cảnh tượng ấy thật khách quan. Sự đồng cảm, tán thưởng được tác giả được bộc lộ một cách nhẹ nhàng, kín đáo. Chính vì lẽ đó mà hình tượng người đàn bà Tây dương trong tác phẩm mới mang những nét riêng rất độc đáo và đặc sắc. Trong xã hội hiện đại ngày nay, có thể những lời nói và cử chỉ hồn nhiên kia đối với mọi người là quá đỗi bình thường, thậm chí người ta còn thấy rằng rất ngọt ngào và chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt. Nhưng đối với thời bấy giờ, khi ấy xã hội phong kiến Việt Nam còn bị bó buộc bởi những quan điểm bảo thủ, cự đoan, thiển cận trong những lối tự tôn mù quáng, lố lăng thì việc tán thưởng hay đồng tình với một cảnh tượng đẹp đẽ và xa lạ như thế đã thể hiện quan niệm nghệ thuật thật mới mẻ và hiện đại.

      Mạch cảm xúc trữ tình của tác giả vẫn tuôn trào và không dừng lại ở đó. Toàn bộ bức tranh đầy gợi cảm, ngọt ngào về hình ảnh người thiếu phụ Tây dương, về hành động, cử chỉ của đôi vợ chồng người Phương Tây dù được Cao Bá Quát miêu ta rất thực, rất sinh động nhưng dường như có vẻ những chi tiết ấy đóng vai trò nhằm dồn nén cảm xúc để tới dòng thơ cuối cùng thì con người thi sĩ ôm nỗi thống khố rối bời và kín đáo ấy đã chẳng thể kìm hãm được nữa, mà đã thốt lên một lời tự than:

Biết đâu nỗi khách biệt li này!

      Tưởng đâu đây là nỗi sầu xa xử, nhưng không phải, từ cảnh tình cảm hạnh phúc, trìu mến của lứa đôi lại gợi lên trong tâm trí người thi sĩ về một nỗi buồn của sự biệt lí. Và ta có thể đoán được dòng chảy ngầm trong tâm trạng của nhà thơ: nỗi khát khao về một gia đình hạnh phúc, nỗi nhớ nhung tình vợ tình chồng. Sự giãi bày, chia sẽ này cũng là một trong những phương diện bộc lộ vẻ đẹp nhân văn sâu sắc ẩn sâu trong tâm hồn của người trí thức phóng khoáng, ngang tàng.


Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Dương phụ hành 

Phân tích bài thơ Dương phụ hành

-----------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn bài dàn ý và bài văn mẫu Phân tích bài thơ Dương phụ hành. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 17/02/2023 - Cập nhật : 22/04/2024