logo

Phân tích Một người Hà Nội Ngữ Văn 11 Cánh Diều

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm của đất nước và hội tụ nhiều tinh anh. Người Hà Nội từ lâu đã được biết đến là những người có nét đẹp trong văn hóa và cách ứng xử. Không chỉ vậy, trong cuộc sống từ cá ăn, cái mặc với người Hà Nội cũng đều là những tinh hoa. Vậy một người Hà Nội sẽ thế nào trong mắt một tác giả? Mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu về những tinh hoa nét đẹp truyền thống ấy trong bài phân tích Một người Hà Nội dưới đây.


Dàn ý Phân tích Một người Hà Nội

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khải (những nét chính về con người, cuộc đời và đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm Một người Hà Nội (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật,...)

Thân bài:

- Bức tranh về Hà Nội sau giải phóng

- Vẻ đẹp của nhân vật cô Hiền thể hiện qua tính cách, lối sống

- Cô Hiền trong mối quan hệ gia đình, với đất nước

- Suy nghĩ, quan điểm tốt đẹp được giữ gìn của những người con Hà Nội

Kết bài: Khẳng định lại nội dung, giá trị nghệ thuật và tài năng của Nguyễn Khải qua tác phẩm “Một người Hà Nội”. Từ đó để thấy được sức sống vẻ đẹp về những giá trị văn hóa đặc trưng của Hà Nội.

Dàn ý Phân tích Một người Hà Nội

Phân tích Một người Hà Nội

    Nguyễn Khải là nhà văn quê ở Nam Định nhưng sinh ra ở Hà Nội, nên ông cũng dành rất nhiều tình cảm cho con người và cảnh vật nơi đây. Những tác phẩm của ông đề cập đến vấn đề chính trị, xã hội mang tính thời sự. Nổi bật trong số đó là tác phẩm “Một người Hà Nội” được sáng tác năm 1990 in trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi. Truyện kể về cách sống, giữ gìn văn hóa của những con người Hà Nội để từ đó khẳng định, đề cao vẻ đẹp con người trong quá trình phát triển của dân tộc. 

      Mở đầu tác phẩm tác giả miêu tả khung cảnh Hà Nội vừa giải phóng. Tác giả hăm hở khi được quay lại cái khung cảnh mà rất lâu rồi mình chưa trải qua Hà Nội. Giờ thì mỗi ngày, mỗi đêm đều được ở Hà Nội. Những người dân Hà Nội sẽ được thích ứng với chế độ mới, cách sống mới. Tác giả giới thiệu tiếp đến người cô của mình là cô Hiền. Nguyễn Khải không miêu tả quá kĩ cô Hiền mà chỉ kể qua phong cách sống, cách ứng xử của cô đối với thời cuộc, con người và gia đình. Khi Hà Nội kháng chiến chống Pháp, cô Hiền ở lại Hà Nội cùng với gia đình của mình. Nhưng khi hòa bình lập lại cô vẫn không rời khỏi Hà Nội vì cô đã dành một tình cảm to lớn, sâu sắc cho nơi đây. Cô Hiền tự nhận mình có bộ mặt rất tư sản, ai cũng nhận xét về cô như thế. Tác giả đã miêu tả hình tượng cô Hiền với những điều kiện rất tốt của một con người Hà Nội lúc bấy giờ. Ngoài ra cô Hiền cũng hiện lên với những nét tính cách nổi bật và rất đáng trân trọng. Đứng trước cuộc chiến tranh khốc liệt, những biến động thay đổi của lịch sử cũng sẽ khiến con người thay đổi theo. Hoặc là vẫn giữ được cái nhìn tốt đẹp về cuộc sống, hoặc là xã hội thay đổi con người cũng thay đổi theo và bị tha hóa dần. Nhưng điều đó không làm thay đổi được tính cách cô Hiền, cô vẫn có cái nhìn phóng khoáng, tinh tế, biết thay đổi linh hoạt giữa những khó khăn của cuộc sống. Để từ đó ta có cái nhìn sâu sắc, trân trọng đối với nhân vật này. 

Phân tích Một người Hà Nội

    Những nét tính cách của cô Hiền là do hun đúc, tiếp thu từ sự thay đổi của xã hội, từ năng lực và kinh nghiệm sống của bản thân. Cô Hiền có một tình yêu to lớn với Hà Nội, đó là thứ tình cảm sâu sắc, một niềm tin gắn bó với Hà Nội. Đó cũng là nét tính cách đặc trưng của rất nhiều những người dân Hà Nội lúc bấy giờ. Cuối truyện tác giả có kể về cô Hiền khi về già. Cô đã già yếu, tóc đã bạc nhưng trong cô vẫn là một con người Hà Nội thuần túy, không hề bị pha tạp hay mất đi mà càng lớn hơn. Nhìn cái cách mà cô nâng niu cái bát giống như cô đang nâng niu những truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Hà Nội. Hình ảnh về cây si cổ thụ cuối truyện bị bật gốc đổ nghiêng mà theo cô Hiền thì đó là điềm xấu. Nhưng cây si không chết mà sống lại như là “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Đó còn giống như quy luật về lẽ đời, về sức sống mạnh mẽ trường tồn của con người Hà Nội. Quay về cách đặt nhan đề truyện, tác giả muốn tô đậm vẻ đẹp trong phong cách con người Hà Nội. Cô Hiền và những người dân Hà Nội đều tự hào về vẻ đẹp về văn hóa truyền thống của Hà Nội.

    Qua truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải giúp cho người đọc hiểu một cách sâu sắc hơn về vẻ đẹp và truyền thống văn hóa của người Hà Nội. Nguyễn Khải đã dùng ngòi bút tinh tế và dày dặn của mình để nói lên cái tình với Hà Nội. 


Sơ đồ tư duy phân tích Một người Hà Nội 

Phân tích Một người Hà Nội

-------------------------

Trên đây là những bài phân tích Một người Hà Nội. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình học tập và ôn luyện tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 17/02/2023 - Cập nhật : 22/04/2024