logo

Soạn bài Đây mùa thu tới lớp 11 trang 38, 39 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Đây mùa thu tới lớp 11 trang 38, 39 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 2 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Đây mùa thu tới lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và đưa ra lí do cho sự lựa chọn của em.

Trả lời:

Với ngòi bút sáng tạo cùng tài năng của mình, “Đây mùa thu tới” đã được tác giả vận dụng nhiều biện pháp tu từ và hình ảnh ước lệ tượng trưng, trong đó, yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em thích nhất là hình ảnh "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang". 

Là một câu thơ mở đầu bài thơ, mở ra một khung cảnh buồn và vắng vẻ, đìu hiu, hình ảnh rặng liễu đã được miêu tả như một mái tóc buồn đang đứng chịu tang. Người xưa thường có câu "liễu yếu đào tơ". Do đó hình ảnh liễu đìu hiu này có thể là hình ảnh tượng trưng cho một cô gái đang chịu tang.

Câu 2. Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất được khắc hoạ qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét của em về mối quan hệ giữa các chi tiết đó.

Trả lời:

Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những chi tiết như: 

+ Rặng liễu đìu hiu.

+ Mùa thu tới.

+ Lá vàng.

→ Câu thơ mở đầu đã mang lại cho bài thơ cảm giác buồn, đìu hiu. Tuy nhiên, hai câu thơ cuối khổ một đã cho thấy một màu sắc mới hơn, ấm áp hơn, đó là màu sắc của mùa thu, của lá vàng.

Câu 3. Trật tự hoa - lá - cành ở khổ thơ thứ hai có ý nghĩa gì? 

Trả lời:

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá...

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Qua khổ thơ hai, tác giả đã giúp chúng ta hiểu thêm về quy luật của tự nhiên và cuộc đời. Mùa thu đến cũng là lúc tàn phai của các loài hoa và cây: “Hơn một loài hoa đã rụng cành”. Hoa đẹp nhưng cũng có lúc tàn, và khi tàn đi, nó để lại trong lòng người bao nhiêu tiếc nuối. Cây cối cũng bắt đầu thay đổi sắc màu, từ xanh chuyển thành sắc đỏ cả một vườn. Đến cành cây cũng có sự thay đổi, trở nên gầy và mỏng manh hơn. Có thể thấy, mua thu đến làm cho hoa - lá - cành đều thay đổi, sự thay đổi từ trên xuống dưới này càng khẳng định thêm quy luật của tự nhiên đồng thời tạo cho người đọc cảm giác êm ái, nhẹ nhàng trước sự thay đổi của thiên nhiên và cảnh vật khi mùa thu tới

Câu 4. Sự khác biệt của không gian thơ ở khổ 2 trong sự so sánh với khổ 3 là gì? Chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật của sự khác biệt này.

Trả lời:

Từ khổ thơ thứ hai sang khổ thơ thứ ba, chúng ta đã thấy một sự khác biệt rõ nét về không gian của bài thơ. Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả những sự thay đổi của hoa - lá - cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới thì sang tới khổ thơ thứ ba, tác giả lại mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới.

Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả miêu tả hình ảnh hoa - lá - cành đang dần thay đổi theo thời tiết và khí hậu của mùa thu thì sang khổ thơ thứ ba, tác giả lại miêu tả hình ảnh vầng trăng thu và núi non với sự mờ ảo của sương mù, lúc ẩn lúc hiện. Không còn là sự run nhẹ được miêu tả ở khổ thơ thứ hai, sang đến khổ này, sự rét mướt đã được cảm nhận rõ hơn qua từng cơn gió, qua hình ảnh vắng vẻ của con người trên những chuyến đò.

Câu 5. Em hiểu thế nào về tâm trạng “buồn không nói", "Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi" của “ít nhiều thiếu nữ” trong hai câu kết của bài thơ? Qua đó, chỉ ra mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

"Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói,

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì"

Trong hai câu kết của bài thơ, hình ảnh “ít nhiều thiếu nữ” được coi là chưa xác định về số lượng. Có thể là một, là hai, cũng có thể là rất nhiều thiếu nữ được miêu tả với tâm trạng "buồn không nói". Buồn là trạng thái cảm xúc chán nản của con người, "buồn không nói" là miêu tả cảm xúc buồn chán không nói nên lời, không biết kể với ai, chỉ giữ riêng trong lòng và "tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi" một điều gì đó rất rất mơ hồ.

Qua đó, có thể thấy mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ là mạch cảm xúc buồn tủi, mơ hồ không rõ nguyên nhân.

Câu 6. Nêu và lí giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.

>>> Xem trả lời


Phân tích bài Đây mùa thu tới

>>> Phân tích bài Đây mùa thu tới

>>> Xem toàn bộ: Soạn văn 11 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Đây mùa thu tới trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 29/03/2023