logo

Soạn Văn 8 Kết nối tri thức

Hiện nay chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 đổi mới khá nhiều để có thể tìm ra cách học hiệu quả nhất cho các bạn học sinh. Một trong số những đổi mới đó là có thêm Sách giáo khoa Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống. Chính vì đây là một sách mới nên để giúp các bạn có thể dễ dàng tiếp cận với nó, Toploigiai đã mang tới bài Soạn văn 8 Kết nối tri thức. Bài soạn sẽ gồm có những tác phẩm theo từng chủ đề như sau:

Bài 1: Câu chuyện của lịch sử

Lịch sử là dòng thời gian đã trôi qua, chứa đựng trong đó là biết bao câu chuyện của quá khứ. Những câu truyện mà lịch sử gìn giữ có thể là câu chuyện về một con người, một tập thể hoặc một đất nước hay còn có cả của toàn thế giới. Ngay sau đây, Bài 1 sẽ mang tới cho các bạn những câu chuyện đầy ý nghĩa trong lịch sử với những tác phẩm sau:
- Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng)

- Quang Trung đại phá quân Thanh (Trích Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái)

- Ta đi tới (trích, Tố Hữu)

- Minh sư (trích, Thái Bá Lợi)

Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe rất nhiều về từ “cổ điển”, như là nghệ thuật cổ điển, kiến trúc cổ điển, văn học cổ điển. Vậy “cổ điển” là gì? Cổ điển chính là một từ dùng để chỉ những điều mang tính biểu tượng của một thời trong lịch sử. Bài 2 sẽ mang tới cho các bạn những tác phẩm chứa đựng vẻ đẹp cổ điển đặc sắc như sau:

- Thu điếu (Nguyễn Khuyến)

- Thiên Trường vãn vọng (Trần Nhân Tông)

- Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)

- Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan)

Bài 3: Lời sông núi

Đất nước Việt Nam ta có rừng vàng biển bạc. Là một nơi tuyệt đẹp với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Có lẽ chính vì vậy mà công cuộc dựng nước và giữ nước của ông cha ta rất gian nan bởi kẻ địch luôn nhòm ngó và muốn chiếm lấy non sông tựa gấm vóc của ta. Bài 3 đã tổng hợp một số tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước của ông cha ta khi xưa, giống như lời vang vọng của sông núi, muốn dạy cho thế hệ tương lai bài học về truyền thống yêu nước:
- Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

- Nam quốc sơn hà

- Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)

Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ

Tiếng cười là một liều thuốc tinh thần hữu hiệu nhất cho con người. Nhưng tiếng cười trong thơ văn còn có một tác dụng khác đó chính là qua tiếng cười mà phê phán thói hư tật xấu của con người và xã hội, từ đó rút ra được những bài học đáng giá, thay đổi nhận thức của người đọc. Tiếng cười như vậy được gọi là tiếng cười trào phúng. Để các bạn hiểu hơn về nó, Bài 4 đã mang tới những bài thơ sau đây:

- Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Trần Tế Xương)

- Lai tân (Hồ Chí Minh)

- Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng (Trần Thị Hoa Lê)

- Vịnh cây vông (Nguyễn Công Trứ)

Bài 5: Những câu chuyện hài

Những câu chuyện thuộc thể loại hài hước thường được rất nhiều người đón đọc vì nó khiến người đọc cảm thấy thú vị và vui vẻ hơn. Bài 5 mang tới cho chúng ta một số câu chuyện hài đầy lí thú sau đây:

- Trưởng giả học làm sang (Trích, Mô-li-e)

- Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

- Chùm ca dao trào phúng

- Giá không có ruồi! (trích, A-dít Ne-xin)

Bài 6: Chân dung cuộc sống

Cuộc sống này thật tươi đẹp với muôn vàn hình dáng khác nhau. Để các bạn có thể nhìn thấy được rõ ràng một phần nào đó của cuộc sống, Bài 6 đã mang tới bức tranh chân dung cuộc sống được khắc họa qua những tác phẩm sau:

- Mắt sói (Đa-ni-en Pen-nắc)

- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

- Bếp lửa (Bằng Việt)

- Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ry)

Bài 7: Tin yêu và ước vọng

Những điều gì làm nên hạnh phúc thật sự trong tâm hồn con người, giúp con người vượt qua được mọi khó khăn, thử thách? Câu trả lời chính là sự tin tưởng, tình yêu thương và ước vọng. Đây là những điều trừu tượng, chúng ta chỉ có thể cảm nhận chúng bằng trái tim của chính mình. Để các bạn có thể hiểu hơn về tin yêu, ước vọng trong thế giới nội tâm của con người, Bài 7 đã mang tới những tác phẩm thật ý nghĩa:
- Đồng chí, Chính Hữu

- Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi)

- Những ngôi sao xa xôi (trích, Lê Minh Khuê)

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Bài 8: Nhà văn và trang viết

Mỗi nhà văn đều như một nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu là những trang viết của chính bản thân mình. Bài 8 đã mang tới cho các bạn những tác phẩm gắn thể hiện mối quan hệ khăng khít của tác phẩm với tâm hồn của một số nhà văn như sau:

- Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích, Xuân Diệu)

- Đọc văn – Cuộc trơi tìm ý nghĩa (Trần Đình Sử)

- Xe đêm (Trích Côn-xtan-tin Pau-tốp-xki)

- Nắng mới, sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng (Lê Quang Hưng)

Bài 9: Hôm nay và ngày mai

Hôm nay chính là chỉ khoảng thời gian hiện tại, đang diễn ra. Còn ngày mai chỉ khoảng thời gian chưa diễn ra hay còn có thể nói là tương lai. Chúng ta thường nghe được rằng “Phải trân trọng hiện tại”, “Phải biết suy tính cho tương lai”. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của hôm nay và ngày mai. Bài 9 đã mang tới cho các bạn một số tác phẩm nói về những câu chuyện liên quan tới hai điều này như sau:

- Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ (Lê Anh Tuấn)

- Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta” (Lâm Lê)

- Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn (Xi-át-tơn)

- “Dấu chân sinh thái” của mỗi người và thông điệp từ trái đất (Dương Xuân Thảo)

Bài 10: Sách, người bạn đồng hành

Sách là người bạn thân thiết của con người, nó chứa đựng nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại. Sách giúp cho con người mở mang đầu óc, tìm ra lẽ sống và tới gần với ước mơ. Chính vì vậy, chúng ta phải coi sách như một người bạn đồng hành trên chặng đường đời của mình. Để làm rõ điều này, Bài 10 đã mang tới cho các bạn những tác phẩm ý nghĩa sau:

-  Lời giới thiệu cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể

- Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

- Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn

--------------------------

Trên đây là toàn bộ nội dung sơ lược về bài Soạn văn 8 Kết nối tri thức. Hi vọng qua bài soạn của chúng tôi, các bạn có thể đạt được kết quả cao trong học tập!