logo

Soạn bài Thiên Trường vãn vọng lớp 8 trang 43, 44, 45 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Thiên Trường vãn vọng lớp 8 trang 43, 44, 45 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Thiên Trường vãn vọng lớp 8 - Mẫu số 1

Câu 1. Hãy xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và cho biết em dựa vào các yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó.

Trả lời:

-  Thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng là thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Các yếu tố nhận biết: Có 4 câu thơ trong một bài, mỗi câu 7 chữ, chữ cuối ở các câu 1,2 và 4 vần với nhau. Bốn câu thơ tương ứng với 4 phần là đề, thực, luận, kết.

Câu 2. Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.

Trả lời:

Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi chiều muộn. Một khung cảnh làng quê hiện ra trước mắt tác giả mờ mờ như khói phủ, nửa thực, nửa ảo. Cảnh vật có cũng như không. Hai câu thơ đã miêu tả hình ảnh làng quê đẹp mơ màng, yên tĩnh. Không gian buổi chiều muộn đã gợi cho tác giả một nỗi buồn man mác, trước khung cảnh tĩnh mịch nơi quê hương. Đó cũng chính là nét tinh tế của tác giả trước những vẻ đẹp rất đỗi bình dị.

Câu 3. Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

Trả lời:

Ở hai câu thơ cuối, tác giả nhắc đến nhịp sống của con người, phá tan khung cảnh tĩnh lặng ở hai câu đầu. Tiếng sáo của những cô cậu chăn trâu làm cho bức tranh thôn quê trở nên nhộn nhịp đầy sức sống. Trong tiếng sáo, những đứa trẻ lùa trâu về nhà, thật chậm rãi, thật yên bình. Xa xa ngoài đồng, từng đôi cò trắng bay liệng xuống đồng làm cho không gian bớt sự tĩnh mịch. Ở hai câu này, tác giả cảm nhận bức tranh làng quê bằng cả thị giác và tính giác khác hẳn 2 câu đầu. Điều này đã gợi ra một không gian rộng lớn, thoáng đãng với bầu trời cao rộng và con người, động vật hối hả về nhà. => Một sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, tạo cho tác giả lẫn người đọc có cảm giác thân quen, gần gũi ở chốn thôn quê.

Câu 4. Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.

Trả lời:

Trong một chuyến về thăm quê vào buổi chiều tà, vua Trần Nhân tông đã bắt gặp cảnh vật và cuộc sống con người nơi quê hương ở phủ Thiên Trường. Một buổi chiều muộn đã trở thành cảm hứng cho tác giả viết nên bài thơ với nhiều cảm xúc đặc biệt. Mở đầu bài thơ, thi sĩ đã vẽ cho chúng ta thấy một bức tranh mờ ảo của cảnh chiều tà ở thôn quê đó là: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng. Một màn khói từ những căn bếp, từ những đống rơm bay nghi ngút tạo nên một không gian mờ mờ, ảo ảo khiến cho con người cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thoát, khác hẳn chỗ tập nập đông người chốn kinh thành. Không gian này đã cho thi sĩ một cảm giác khác lạ: Cảnh vật nửa như cóm nửa như không. Hai câu thơ đã miêu tả hình ảnh làng quê đẹp mơ màng, yên tĩnh. Không gian buổi chiều muộn đã gợi cho tác giả một nỗi buồn man mác, trước khung cảnh tĩnh mịch nơi quê hương. Không gian quê nhà và nỗi nòng của người nhớ quê hương hòa quyện vào nhau tạo một cảm giác hư ảo rất khó diễn tả được.

Câu 5. Theo em qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

Trả lời:

Qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ một tình yêu quê hương vô bờ bến. Tác giả đã vẽ ra một bức tranh quê bằng lời thơ mộc mạc, giản dị và chân thật để miêu tả quê hương mình thật đẹp, thật có hồn. Qua đó có thể thấy, chỉ một người yêu quê hương, đất nước thiết tha thì mới có thể viết được ra những lời mộc mạc, thân thương về đất mẹ. 

Câu 6. Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

Trả lời:

Câu kết trong Thiên Trường vãn vọng tác giả nói về "Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng". Cánh cò xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Việt Nam, nhất là ở các đồng quê. Hình ảnh “cò trắng từng đôi” sà xuống như đi tìm mồi, tìm chốn ngủ cũng là tìm chốn bình yên ở mảnh đất này. Cũng như vua Trần Nhân Tông bỏ xa nơi phố thị ở kinh thành về với thôn quê yên bình.

Câu 7. Tác giả Thiên Trường vãn vọng còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?

Trả lời:

Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công. “Thiên Trường vãn vọng” (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của Trần Nhân Tông là một bức tranh phong cảnh làng quê xinh xắn. Nó đã gợi được cái hồn, cái cốt của làng quê Việt Nam. Bài thơ phảng phất chất thiền thể hiện tâm hồn sâu lắng, thanh cao của bậc vua hiền tài nhân ái Trần Nhân Tông.  


Phân tích bài Thiên Trường vãn vọng

>>> Phân tích Thiên Trường vãn vọng

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Thiên Trường vãn vọng trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/02/2023 - Cập nhật : 09/03/2023