logo

Soạn bài Ca Huế trên sông Hương lớp 8 trang 46, 47, 48 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Ca Huế trên sông Hương lớp 8 trang 46, 47, 48 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Ca Huế trên sông Hương lớp 8 - Mẫu số 1

Câu 1. Các điệu hò xứ Huế gắn bó như thế nào với cuộc sống của con người?

Trả lời:

Các điệu hò xứ Huế gắn bó mật thiết với cuộc sống con người. Nó là một phần không thể thiếu, là liều thuốc tinh thần, đồng hành cùng con người trong lao động, sản xuất, trong mọi mặt của xã hội.

Câu 2. Đêm ca Huế có gì đặc biệt về thời gian, không gian? Theo em, thời gian, không gian ấy tác động như thế nào đến việc thưởng thức ca Huế?

Trả lời:

Đêm ca Huế gợi cho ta những đặc điểm nổi bật về không gian và thời gian: Thành phố Huế lên đèn như sao sa; Cảnh vật mờ đi bởi màu trắng đục của màn sương dày đặc; Đêm đã về khuya; Xa xa chùa Thiên Mụ thoắt ẩn thoắt hiện mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên được ánh trăng chiếu rọi như rát vàng.

=> Thời gian và không gian ấy đã làm cho ca Huế nghe như nỗi buồn man mác, niềm thương cảm, vướng vấn, bi ai,…

Câu 3. Theo văn bản, ca Huế được hình thành từ đâu? Nguồn gốc đặc biệt ấy mang lại cho ca Huế vẻ đẹp gì?

Trả lời:

Theo văn bảo, ca Huế được hình thành từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. Nhạc dân gian giúp các làn điệu dân gian Huế trở nên sôi động, tươi vui.  Nhạc cung đình khiến các làn điệu dân gian trở nên uy nghi, sang trọng.

Câu 4. Nêu tác dụng của việc kết hợp các yếu tố có vai trò kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, bình luận.... trong văn bản.

Trả lời:

Qua sự kết hợp các yếu tố có vai trò kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, bình luận.... trong văn bản, ta nhận ra được vẻ đẹp của Huế nói chung và ca Huế nói riêng. Cố đo Huế không chỉ thu hút khách tham quan, du lịch vì cảnh đẹp hút hồn mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nahjc cung đình Huế. Ca Huế chính là hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh cao, một kết tinh của tinh thần dân tộc đáng được trân trọng, bảo tồn, giữ gìn và phát triển.

Câu 5. Nhận xét về tình cảm tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế.

Trả lời:

Trong các thành phố lớn ở Việt Nam, có lẽ thành phố Huế chỉ xếp sau Hà Nội với các địa danh đi vào lịch sử, thi ca nhiều vô kể. Nhắc đến Huế là nhắc đến một bầu trời hoài niệm nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa mang hơi thở cổ kính và tuyền thống huy hoàng của ông cha. Huể nổi tiếng không chỉ bằng những danh lam thẳng cảnh mà còn được biết đến với những làn điệu dân ca, âm nhạc cùng đình với những tà áo dài dịu dàng, thướt tha. Đặc biệt, ca Huế trên sông Hương vừa là nét văn hóa truyền thống, vừa là một thú vui tao nhã, đầy sức mê hoặc.

Dưới ngòi bút của Hà Ánh Minh, “Ca Huế trên sông hương” là bài tùy bút đặc sắc giàu chất thơ ca ngợi vẻ đẹp phong phú, sống động, đặc sắc của những điệu hò, bào lí, đân ca Huế. Còn có những khúc nhạc, tiếng đàn tình tứ, du dương đặc trưng cho tâm hồn trong trẻo, đẹp đẽ của con người nơi đây.

Tác giả cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: bài thai, hò đưa linh, chèo cạn, hò mái đẩy, ru em, giã vôi,…Người dân xứ Huế mộng mơ còn cất tiếng ngân vàng điệu ca huế trong đời sống thường ngày, trong lao động sản xuất. Hò xứ Huế mang ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương sử dụng “nhuần nhuyễn”. Giọng điệu đa màu sắc: khi thì “buồn bã”, khi thì “náo nước,cuồng nhiệt”. Các điệu hò lơ, hò xay lúa,.. thể hiện khát khao thiết tha trong tâm hồn mỗi con người xứ Huế. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí tình tứ, ngọt ngào: lí hoài xuân, lí con sáo,…

Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng dân gian đậm đà và ca nhạc nhã nhạc của cung đình. Ca Huê sphong phú, đa dạng với hai dòng điệu lớn: Điệu Bắc và điệu Nam gồm hơn 60 tác phẩm biến hóa tài tình về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng của bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Cho ta thấy ca Huế mang cảm xúc đa dạng “sôi nổi, tươi vui, có buồn tủi, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca  Huế thì muôn màu muôn vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai thanh gái tú”.

Ca Huế thu hút du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng và dài, mũi thuyền là hình đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ thuyền được bào nhẵn, mui vòm trang trí nguy nga. Màn đêm buông xuống, sương dày đặc. Trăng lên cao. Gió khẽ mơn man lay nhẹ nhàng, dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng lăn tăn. Con thuyền trôi bồng bền, hờ hững. Đêm ca Huế lung linh, huyền ảo tuyệt vời như vậy.

Đêm ca Huế tưng bừng, náo nhiệt với các dàn nhạc dân tộc đa sắc màu: có đàn tranh, đàn nguyệt, đàn bầu, sáo, tì bà, nhi, đàn tam, có sự góp mặt đầy đủ các mặt anh tài. Các ca công trẻ trung, năng động, nam với áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ rất xinh đẹp, mặc áo dài, khăn dóng, duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn của họ vô cùng điêu luyện, chỉn chu với các ngón tay, ngón bấm, vỗ vả, chớp, búng,… thuận thục, điêu luyện tạo nên những làn điệu du dương, trầm bổng làm lay động tận đáy hồn người. Hòa cùng những tiếng đàn, những làn điệu múa, ca miền anh miền chị là tiếng “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy làng Thọ Xương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ. Dêm xuống chùa Thiên Mụ  được phủ kín ánh trăng vàng. Khung cảnh thơ mộng tưởng chỉ có ở trốn bồng lai, hòa cũng những điệu miền Nam gợi cảm giác buồn man mác. 

Đúng như lời của tác giả: “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”. Đêm ca Huế có lẽ đã đọng lại trong tâm hồn lữ khách Hà Ánh Minh một cảm xúc không bao giờ quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc ngồi trên dòng Hương để thưởng thức ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Chìm đắm trong từng lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm nhận: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”.

Tùy bút “Ca Huế trên sông Hương” được Hà Ánh Minh gửi gắm bằng những lời văn đẹp đẽ nhất. Tác giả ngợi ca thú vui tao nhã của con người sứ Huế, qua bao đời nay vẫn giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa thiêng liêng, đáng tự hào. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn du dương trong đêm trăng thanh bên dòng sông Huế mộng mơ thật đáng được trân trọng, giữ gìn.

Hà Ánh Minh với hồn thơ lai láng, giọng điều thơ trữ tình đặc sắc của một lữ khách đã cho ta thêm hiểu biết về các điệu hò, bài ca Huế và hình ảnh các liền anh, liền chị, các ca nhi tài hoa trong buổi trình diễn ca Huế trên sông Hương. Hà Minh thành công khắc họa cảnh tình và thời gian, tâm trạng nghệ thuật chất chứa bao cảm xúc nghèn ngào, bao la với câu hát, lời ca, tiếng đàn du dương hòa quyện.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Ca Huế trên sông Hương trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 09/03/2023