Hướng dẫn Soạn bài Thực hành đọc Chiếu dời đô (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức) ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 8 chi tiết.
1. Bài chiếu là một văn bản hành chính, nhưng vẫn đậm chất văn chương, thể hiện khát vọng xây dựng quốc gia giàu mạnh hơn trong tương lai.
- Lối viết văn chính luận, biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng.
- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.
- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.
- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.
2. Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được tác giả dùng để thuyết phục người đọc việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
- Luận điểm:
+ Luận điểm 1: Vì sao phải dời đô?
+ Luận điểm 2: Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất?
+ Luận điểm 3: Lời thông báo quyết định dời đô
- Lí lẽ:
+ Nhà Thương: 5 lần dời đô.
+ Nhà Chu: 3 lần dời đô.
=> Vận nước lâu bền, phong tục phồn thịnh.
+ Kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh Lê là không còn thích hợp => Triều đại không bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, cuộc sống, vạn vật không được thích nghi.
+ Thành Đại La có nhiều thuận lợi để đóng đô.
=> Cơ sở thuyết phục để khẳng định dời đô là điều nên làm của các triều đại hưng thịnh, đặc biệt là trong hoàn cảnh nhà Lý lúc bấy giờ đang rất cần một nơi hội tụ đầy đủ linh khí, sức mạnh đất trời để phát triển.
+ Đầu tiên vua đưa ra mong muốn dời đô của bản thân, sau đó lại hỏi ý kiến quần thần
- Dẫn chứng:
+ Dẫn sử sách Trung Quốc
+ Dẫn ra hai nhà Đinh Lê vì không dời đô nên vận nước ngắn ngủi
+ Dựa vào lợi thế của thành Đại La:
- Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương.
- Về địa lí: trung tâm đất trời, thế rồng cuộn hổ ngồi, địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng.
- Dân cư: khỏi chịu cảnh ngập lụt, mọi vật phong phú, tốt tươi.
=> Khẳng định Đại La là nơi đóng đô bền vững, đưa đất nước phát triển phồn thịnh.
+ Kết thúc bài chiếu, tác giả không nêu mệnh lệnh mà đặt câu hỏi mang tính chất đối thoại, trao đổi.
- Thuyết phục người nghe bằng lí lẽ, tình cảm chân thành,
Nguyện vọng dời đô của vua phù hợp với nguyện vọng của dân.
>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Kết nối tri thức