Hướng dẫn Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 trang 69, 70 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.
Câu 1. Bài thơ được coi là bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”?
Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập, tự do của một dân tộc. Thường là lời khẳng định đanh thép về chủ quyền đất nước giành được từ tay ngoại bang, vừa lại lời khẳng định về một quốc gia không một thế lực nào có thể xâm phạm.
Câu 2. Từ “cư” trong nguyên tác có thể dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” hơn? Hãy lí giải ý kiến của em.
Theo em, từ “ngư” trong cai quản sẽ thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” bởi nó hợp lí hơn với văn phong trang nghiêm, tôn kính. Vua của một nước là người đứng đầu phải có trách nhiệm cai quản, trị vì và vận hành đất nước. Từ “ngư” có nghĩa là cứ trú ở đây không chứa đựng được đúng đắn, đầy đủ hàm ý của bài thơ.
Câu 3. Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào?
Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả sử dụng lí lẽ đanh thép thể hiện ở hai câu đầu và hai câu cuối:
- Hai câu đầu: nhằm khẳng định tuyệt đối chủ quyền toàn vẹnh lãnh thổ và sự hòa bình, tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam
+ Nước Nam ta hoàn toàn nằm trong vùng lãnh thổ riêng, đất Nam ta đã có vua Nam ở.
+ Phân chia danh giới lãnh thổ của người Nam ta đã được định rõ rành rành ở sách trời, đó là chân lý không thể chối cãi được.
- Hai câu cuối: Khẳng định ý chí quyết tâm vững bước, tiến lên bảo vệ dân tộc trước mọi kẻ thù xâm lược:
+ Tác giả thẳng thừng chỉ rõ những kẻ kéo quân sang xâm lược, đánh phá nước ta, dám trai đạo trời, trái đạo đức con người.
+ Tác giả còn đưa ra lời cảnh báo đanh théo đến kẻ thù xâm lăng rằng chúng sẽ tan tác, chết thảm trước tinh thần khiên trung, bất khuất của quân và dân ta.
Câu 4. Theo em, câu thơ cuối cảnh báo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy?
Em thấy rằng, câu cuối cảnh báo quân xâm lược rằng nếu tiếp tục tiến vào nước ta chính là tự chốc lấy thất bại bởi kẻ đi xâm lược đất nước, con em dân tộc khác thì đang làm trới với đạo trời. Điều đó thì chẳng bao giờ nhận được kết cục tốt đẹp.
Sự kết thúc của cuộc chiến tranh phi nghĩa cũng là dấu chấm hết cho kẻ thù xâm lược, đó là sự thật không thể chối cãi được chứng minh bằng dòng thời gian lịch sử. Câu thơ trên thể hiện niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng tất yếu của đất nước, dân tộc.
Câu 5. Câu thơ nào trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Câu thơ “Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?” để lại cho em ấn tượng sâu sắc bởi đó là lời ngầm khẳng định chủ quyền của quốc gia. Đó cũng là lời cảnh báo với kẻ thù xâm lược rằng chúng đang làm trái ý trời, tất yếu sẽ nhận lại kết cục bi thảm. Chiến thắng luôn thuốc về chính nghĩa. Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn nhưng bao hàm ý nghĩa sâu xa. Lời thơ đanh thép, quyết liệt, “Nam quốc sơn hà” mang tính biểu tượng vô cùng sâu sắc.
Câu 6. Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này?
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” là một bài học giáo dục nhận thức đúng đắn của mỗi con người chúng ta về chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Qua đó nâng cao ý thức giữ gìn non sông bờ cõi. Nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ khi bị ngoại xâm.
>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Kết nối tri thức
---------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Nam quốc sơn hà trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!