logo

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 8 trang 65, 66, 67 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 8 trang 65, 66, 67 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 8 - Mẫu số 1

Câu 1. Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

Trả lời:

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng là tất cả mọi người, không phân biệt độ tuổi, không phân biệt hoàn cảnh sống.

Câu 2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

Trả lời:

Đoạn trích Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng Lao động Việt Nam thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh căn cứ vào nghệ thuật lập luận và bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chính xác, có chọn lọc và được trình bày theo thứ tự thời gian nhằm đề cao, nổi bật tính toàn dân.

Câu 3. Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản.

Trả lời:

Bài nghị luận có 3 luận điểm như sau:

- Luận điểm 1: Khẳng định tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta

- Luận điểm 2: Lòng yêu nước của nhân dân ta thể hiện trong chiều dài của lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Luận điểm 3: Sứ mệnh, nhiệm vụ khẳng định và phát huy tinh thần yêu nước của dân ta trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.

Nôi dung bao quát của văn bản: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”

Câu 4. Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước"? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu"?

Trả lời:

Tác giả dựa vào tinh thần yêu nước của dân tộc ta thể hiện qua mấy ngàn năm lịch sử, chiến đấu anh dũng, quật cường vì đất nước để khẳng đinh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.

Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” bởi vì:

- Tình thần yêu nước luôn hiện hữu trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước thể hiện qua các trận chiến đấu giặc Pháp xâm lược:

+ Mọi lứa tuổi từ trẻ tới già

+ Mọi vùng miền trên tổ quốc từ Bắc vô Nam

+ Mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội từ công nhân, nông dân đến tiến sĩ

+ Khắp các mặt trận, chiến trường từ hậu phương đến tiền tuyến.

Câu 5. Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?

Trả lời:

Qua văn bản này, Hồ Chí Minh muốn người đọc nhận thức được một bài học về nhận thức và hành động sâu sắc với thế hệ trẻ - mầm non của nước nhà. Từng lớp thiếu niên là lực lượng cận kề, trụ cột của nước nhà vậy nên việc giáo dục nhận thức về lòng yêu nước phải được thấm nhuần trong tư tưởng của mỗi con em yêu cầu rằng “Cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có ý thức tự lập, tự cường, quyết tâm cố gắng không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”. Từ đó phải hành động càng sớm càng tốt để mỗi người trở thành những công dân có trí tuệ, có đức và có ích cho xã hội. Mỗi người phải chuẩn bị vững vàng ý chí kiên định, tiếp tục tiếp nối sự nghiệp cách mạng sáng ngời của cha anh. Từ đó góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới nước nhà, cây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đưa Việt Nam lên đà hội nhập và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hóa quốc tế, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Câu 6. Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?

Trả lời:

Những yếu tố góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận là:

- Bố cục lập luận chặt chẽ

- Có dẫn chứng rõ ràng, chọn lọc và xác thực. Trình bày lần lượt theo thứ tự thời gian để nêu bật lên tinh thần toàn dân.

- Nghệ thuật lập luận với lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh tả thực dễ dàng gợi cho người đọc thấy được sức mạnh tinh thần, giá trị quý báu của lòng yêu nước vốn là khái niệm mang tính trừu tượng.

Vấn đề được bàn luận trong văn bản có ý nghĩa trong thời đại ngày nay và sẽ luôn tồn tại mãi đến muôn đời bởi tinh thần yêu nước, yêu dân tộc luôn chảy trôi trong máu con người Việt Nam dù ở bất kì thời đại nào.

Câu 7. Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? 

Trả lời:

Lòng yêu nước là khái niệm trỉu tượng được hiểu là tình yêu của ta đối với cội nguồn, quê hương, tổ quốc. Vì tình yêu đó, ta không ngừng cố gắng, phấn đấu từng ngày để mong muốn góp phần xây dựng và phát triển đất nước càng giàu mạnh. Có thể khẳng định lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng, là trọng trách cao cả của mỗi người dành cho cội nguồn của mình. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải xuất phát từ những thứ cao xa, nó hiện hữu ở những điều bình thường nhất, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Từ xa xưa, trong thời kỳ mở rộng giang sơn, bờ cõi, chính là tinh thần chiến đấu bất diệt của dân tộc. Bất kể là già hay trẻ, gái hay trai, chẳng cần vũ khí sắc bén mà daan ta cứ thể xông pha đánh giặc. Dù có khó khăn gian khổ đến đâu cũng không ngần ngại, như dân ta xưa miền Bắc làm hậu phương cho miền Nam, ngày đêm hành quân để tiếp tế lương thực từ đằng ngoài vào đằng trong xa xôi, hiểm trở, đạn có thể nổ bất cứ lúc nào nhưng dân ta vẫn không lùi bước. Lòng yêu nước đó quả thật mạnh mẽ, quyết liệt. Ta chiến thắng quân thù một phần là nhờ những bậc tướng sĩ với tài chỉ huy tài ba, một phần nhờ tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, cùng nhau tiến lên chiến đấu với kẻ thù. Đến khi thời bình, lòng yêu nước lại được thể hiện ở việc chúng ta cùng chung tay góp sức để xây dựng xã hội chủ nghĩa, tự do - công bằng - văn minh. Đôi khi lòng yêu nước cũng chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như việc ta lớn lên có tình yêu thương, đùm bọc của cha mẹ thì khi ra ngoài xã hội, ta cũng phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người. Mỗi chúng tá dù trẻ hay già, dù khó khăn hay giàu có thì hãy dang rộng vòng tay để yêu thương lẫn nhau. Để thấy được lòng yêu nước trong xã hội muôn đời nay luôn cần thiết với mỗi con người.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 09/03/2023