logo

Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 trang 59, 63 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Hịch tướng sĩ 8 trang 59, 60, 61, 62, 63 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 - Mẫu số 1

Câu 1. Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Bài hịch được Trần Quốc tuấn viết ra nhằm mục đích khích lệ các tướng sĩ chăm chỉ học tập cuốn Binh thư yếu lược - Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp, do chính Trần Quốc Tuấn soạn thảo.

Câu 2. Xác định bố cục của bài hịch và nêu rõ vai trò của từng phần trong việc thực hiện mục đích của bài hịch.

Trả lời:

Bố cục của bài hịch chia làm 4 phần với mục đích như sau:

- Phần 1: Từ đầu => “còn lưu tiếng tốt”: Đề cao, nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ yêu nước.

- Phần 2: Tiếp => “ta cũng vui lòng”: Tố cáo, vạch trần tội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng.

- Phần 3: Tiếp => “vui vẻ phỏng có được không?”: Nêu rõ sai trái của tướng sĩ dưới quyền.

- Phần 4: Còn lại: Lời khích lệ, kêu gọi tướng sĩ tăng cường học tập “Binh thư yếu lược”.

Câu 3. Hãy chỉ ra những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch. Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng điều gì?

Trả lời:

Các gặp nhân vật lịch sử được nêu ở đầu bài hịch nhằm nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ, các trung thần nghĩa sĩ nguyện lòng chiến đấu, hi sinh vì chủ nhân:

- Quá khứ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cao Khanh

- Hiện tại: Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang...

=> Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để làm nổi bật tinh thần hi sinh không màng lợi ích bản thân, quên mình vì chủ, vì vua, vì nước.

Câu 4. Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng nào?

Trả lời:

Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế, trong đó gồm:

- Tội ác tày trời, tàn bạo của giặc: Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng… "Bạo ngược, tham lam, vô đạo."

- Sử dụng biện pháp tu từ “ẩn dụ”: lưỡi cú diều, thõn dê chó.

- Lời văn chứa giọng điệu mỉa mai, châm biếm.

⇒ Khắc hoạ rõ nét sinh động hình ảnh kẻ thù, gợi cảm xúc bất bình, căm phẫn cho người đọc, bộc lộ sự căm ghét, khinh bỉ với kẻ thù xâm lược.

Trần Quốc Tuấn còn khơi gợi nỗi lòng chủ tướng:

- Nổi bật với phần điệp gồm những câu văn biền ngắn gọn, hài hòa và đối xứng đối: “Ta thường tới bữa quên ăn…ta cũng cam lòng”

- Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật:

  + Dựng nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy

  + Các động từ chỉ trạng trái và hành động quyết liệt như: Quên ăn, vỗ gối, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu…

  + Giọng văn thống thiết, tình cảm

⇒ Tác dụng: Cực tả nỗi uất hận dâng lên trong tâm can người chủ tướng, khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc, người nghe.

Câu 5. Tác giả đã dùng những bằng chứng và lí lẽ nào để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng?

Trả lời:

a. Tác giả phê phán dứt khoát lỗi lầm của các tướng sĩ

- Phê phán thái độ ung dung, hưởng lạc, thiếu trách nhiệm trước vận mệnh đất nước.

- Mải mê, ham thú vui hư vinh tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn, ruợu ngon...

b. Tâm trạng suy tư, nỗi lòng người chủ tướng

- Biết lo xa cho vận mệnh đất nước, khuyên các tướng sĩ tăng cường võ nghệ để chống giặc ngoại xâm.

- Khích lệ tinh thần trung quân ái quốc.

- Thấu hiểu được những con người cùng cảnh ngộ: khích lệ tấm lòng ơn nghĩa, thuỷ chung của người cùng hoàn cảnh.

- Thái độ mạnh mẽ: Khuyên răn, tỏ rõ thiệt hơn, nghiêm nghị cảnh báo, sẵn sàng mỉa mai, chế giễu những điều xấu, tội ác.

c. Kêu gọi tướng sĩ

- Chỉ rõ ranh giới giữa hai con đường thiện và ác ⇒ kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ

Câu 6. Tác giả đã chọn cách diễn đạt như thế nào để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng? Hãy phân tích một ví dụ mà em cho là tiêu biểu cho cách diễn đạt đó.

Trả lời:

Bài hịch mang giọng văn thống thiết gợi ra bối cảnh khủng khiếp và thê thảm nếu để đất nước rơi vào tay giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, mỉa mai, châm biếm nhằm “khích tướng”, cố tình kháy vào lòng tự tôn, ý thức về liêm sỉ của tướng sĩ nhà Trần lừng danh với “hào khí Đông Á với tinh thần sắt thép, với thái độ quyết đánh của hội nghị Diên Hồng: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, bằng lý và bằng tình – chủ yếu là bằng tình – bởi vì rút ra lý là chuyện đánh giặc cứu nước, cứu nhà, cứu mình, có gì phải bàn cãi nhiều.

Đó là bậc anh hùng với trái tim mang nghĩa tử cao đẹp. Trái tim đó chất chứa tình cảm vĩ đại với nước, với dân. Một trái tim luôn nung nấu chí lớn, luôn sục sôi mãnh liệt tình yêu với nước, với dân: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.

Vị anh hùng nghĩa sĩ đó ắt hẳn là vị tướng với tấm lòng nhân hậu, quan tâm, săn sóc quân sĩ như ruột thịt trong gia đình: “Không có mặc thì ta cho áo, không cổ ăn thì ta cho cơm (…) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết (…) thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi nguỵ sứ mà không biết căm (…) nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thổ đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh”. Đến lúc ấy “chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên: chẳng những thân xa kiếp này chịu nhục, mà đến trăm ngưm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bây giờ, dẫu các ngươi muôn vui vẻ phỏng có được không?”

Cốt để làm nên hành động chính là “khích tướng”. Nhưng chỉ bằng sự nhiệt tình hành động thì không đủ, phải có sự chuẩn bị, rèn luyện kĩ càng, thấu đáo. Phải biết được cách bày binh bố trận, phải biết luyện quân sao cho tốt. Bài hịch được kết luận bằng cách nêu ra những công việc cấp thiết thực hiện: học tập và rèn luyện quân sĩ theo Bình thư yếu lược. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập cuốn Binh thư yếu lược, tác giả coi đấy như là thước đo tiêu chuẩn để nhận biết địch la nhanh gọn, dứt khoát: “Nếu các ngươi biết chuyện tập sách này theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ nhược hằng khinh bỏ sách này trái lời dạy bảo của ta tức là kè nghịch thù”.

Tóm lại, lập luận của bài hịch đi từ khái quát đến cụ thể, từ khai phá nhận thức đến chốt hạ bằng hành động thiết thực cụ thể. Thể hiện một vị chủ soái với ý chí quyết tâm sắc đá, quyết chiến, quyết thắng, đặt lòng tin vào tướng sĩ của mình với những lời văn cuồn cuồn, hùng hổ bằng mệnh đề dứt khoát, quyết liệt, khiến không một ai có thể chối cãi, kháng cự.

Câu 7. Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ nào để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước?

Trả lời:

Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã khẳng định: làm tướng là phải hết lòng với chủ nhân, đó là chân lý chung, là lẽ phải. Lời hịch cũng khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa lợi ích cảu triều đình với lợi ích của các tướng sĩ “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không cổ mặc thì lạ cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng…”

Câu 8. Từ bài hịch này, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?

Trả lời:

Bài hịch không chỉ thu hút, thuyết phục bằng những lập luận, lý lẽ sắc bén. Mà sứ mênh của nó được tác động bằng tiềm thức, tình cảm của con người yêu nước, thương dân. Bài hịch vừa là một bài văn nghị luận (dùng luận điểm, luận cứ, thuyết phục bằng sức mạnh lôgic), vừa là văn nghệ thuật với hình tượng lôi cuốn, cảm hóa bằng cảm xúc chân thật.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Hịch tướng sĩ trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 09/03/2023