logo

Soạn bài Trưởng giả học làm sang lớp 8 trang 101, 106 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Trưởng giả học làm sang lớp 8 trang 101, 102, 103, 104, 105, 106 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Trưởng giả học làm sang lớp 8 - Mẫu số 1

Câu 1. Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

- Khi những tên thợ mặc lễ phục cho ông, ôn thích thú đi qua đi lại khoe bộ đồ mới, chân ông bước đều bước theo từng điệu nhạc chẳng khác gì trò hề.

- Ông Guốc-đanh vốn là người tằn tiền mà vì những lời nịnh nọt của bọn thợ phụ mà tiền trong túi ông cứ thế mà vào trong túi của chúng. Chúng gọi ông là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”.

⇒ Nhân vật Giuốc- đanh vì sự ngu ngốc, kém hiểu biết, ngờ nghệch và mêm muội dễ dàng bị nắm thóp, lợi dụng chỉ vì thói học đòi làm quý tộc của mình.

Câu 2. Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

Hành động cười của nhân vật Ni-côn ở hồi thứ ba cho ta thấy bộ trang phục của ông Guốc-đanh rất lố bịch, vì kém hiểu biết nên ông bị tên phó may lừa một cách trắng trợn. Chuyện đáng cười ở đây là hoa cài đáng nhẽ phải may hướng lên trên nhưng bị tên phó may may ngược xuống dưới. Ấy thế mà chỉ bằng vài câu nịnh nọt, khôn lỏi, tên phó may  vừa không phải sửa lại, vừa được lòng Guốc-đanh. Hắn nói rằng quý tộc thường mặc thế, ông Guốc-đanh tức giận lắm nhưng khi nghe vậy lại ậm ừ khen đẹp, miễn là ông mặc giống quý tộc là ông vui rồi. Chính điều đó khiến ông trở thành trò cười cho thiên hạ. 

Câu 3. Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.

Ông Guốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn mình giống như những quý tộc cao sang thực thụ. Ông Guốc-đanh là một người rất thích ăn diện nhưng lại ngu dốt, không có một chút nào am hiểu về ăn mặc. Được thể hiện khi bộ trang phục ông đặt làm mang đến muộn lại còn bị may hoa ngược, đôi bít tất và giày cũng trật ghê gớm, ông tức giận lắm. Nhưng tên phó may nhanh nhảu chữa cháy rằng người quý tộc họ mặc như vậy, thì ông Guốc-đanh lại nguôi giận và khen bộ đồ rất đẹp rất ưng ý. Không những ngu dốt, quê kệch, Guốc-đanh còn là người ưu nịnh, trở thành con dối, đáng cười trong mắt người hầu. Khi ông mặc bộ lễ phục lên người, bọn người hầu thi nhau gọi ông là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” để moi tiền của ông. Biết là nịnh nọt nhưng Guốc-đanh vẫn sung sướng kêu chúng nhắc lại và cứ thế rút tiền ra thưởng cho chúng.

Câu 4. Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

Lời thoại trong các lớp kịch lột tả chân thưc, sinh động tính cách nhân vật Guốc-đanh. Kết hợp với ngôn từ trào phúng và nghệ thuật tăng cấp, hình tượng nhân vật Guốc-đanh khắc họa rõ nét là người ngũ dốt, kệch cỡm, trở thành con dối và làm trò cười trong mắt mọi người.

Câu 5. Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Giuốc-đanh, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật.

Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Guốc-đanh, những nét tương phản giữa hành động của ông Guốc-đanh và các nhân vật được hiện lên rõ nét. Đó là sự chênh lệch, mất đối xứng của nội dung và hình thức, bên ngoài ngoài với cái nội tâm, từ đó tạo nên nét bi hài của tác phẩm. Nét đối lập giữa cái ngu ngơ, kệch cỡm với cái sang trọng học đòi ở nhân vật Guốc-đanh với sự khôn lỏi, danh ma, hám lợi của những tên thợ phụ. Tiếng cười trào phúng được tạo nên nhờ những chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa khâu ngược, sự vênh vào, tự phụng của Guốc-đanh khi được người hầu khen và sự sảo trá của tên phó may lừa ông Guốc-đanh rằng quý tộc họ mặc như vậy, nịnh nọt ông để bòn rút tiền từ trong túi ông. Qua đó, nhà văn chế giếu thói học đòi làm sang vẫn còn hiện diện rất nhiều trong xã hội và phê phán thói nịnh hót, khôn lói, tham lam, bì ổi của đám người chỉ biết sống trên sự lừa lọc, sảo trá. Tất cả được bậc thầy Mô-li-ê thể hiện bằng nghệ thuật châm biếm, tạo nên tiếng cười thoái mái cho khán giả. Xong cũng là những suy tư, trăn trở về những trò lố bịch diễn ra trên sân khấu hay chính là những điều diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Tiếng cười mà Mô-li-ê tạo ra mang giá trị lên án sâu sắc, mang hơi thở của một xã hội tiến bộ.

Câu 6. Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

- Khi thấy hoa của bộ lễ phục may ngược nhưng ông Guốc-đanh vẫn khen là đẹp khi tên phó may nói rằng quý tộc thường mặc như vậy. 

- Hình ảnh ông Guốc-đanh là điển hình cho con người với thói học đòi kệch cỡm, ngu dốt, thiếu hiểu biết, uwua nịnh với khát vọng viển vông được làm quý tộc.

- Bản chất lố lăng, xảo trá, lươn lẹo của một bộ phận con người trong xã hội thông qua nhân vật những tên thợ phụ, bác phó may hùa vào nịnh hót, khen đểu ông Guốc-đanh để vơ vét tiền của ông.

Câu 7. Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

Nếu em là nhân vật Guốc-đanh trong đoạn trích, em sẽ chọn những trang phục nhã nhặn, phù hợp với hoàn cảnh, lối sống của mình. Em vẫn sẽ thuê thầy dạy mình lễ nghi, kiến thức để trau đồi thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng tiếp thu bằng thái độ nghiêm túc, tinh thần ham học thực thụ. Bởi khi mình có tư duy, kiến thức, trở thành người tài, tự khắc sẽ thu hút những người tài đến với mình mà nâng cao giá trị của bản thân. Từ đó sẽ có cơ hội để phát triển, chẳng khác gì những quý tộc cao sang, quyền quý. Bên cạnh đó, em sẽ răn đe, chỉn đốn những tên phó may, thợ phụ nhốn nháo, khôn lỏi, chỉ biết nịnh hót, tranh thủ bòn rút tiền của chủ nhân. 

Câu 8. Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không?

Xã hội đang trong thời kì hội nhập, có rất nhiều nền văn hóa đa dạng nên đòi hỏi con người ta càng phải học hỏi, nổ lực tiến bộ từng ngày để theo kịp nhịp sống. Song song với những con người cầu tiến, tài giỏi thì luôn có những con người kém hiểu biết, đi sai hướng, lệch lạc. Họ cứ nghĩ có tiền là có tất cả, họ có điều kiện để học nhưng lại học một cách ngu dốt, mu muội. Họ chỉ ưa nịnh hót mà không biết tự nhìn nhận lại bản thân. Những con người như thế nếu không biết tự giác kiểm điểm và sửa đổi thì mãi muôn đời họ chỉ là “ếch ngồi đáy giếng”.

Câu 9. Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên. 

Qua chi tiết phó may may áo ngược hoa cho ông Guốc-đanh, ta mới thấy nhân vật Guốc-đanh quả thật là một người ngu dốt, mu mội và ngờ ngệch, điển hình cho bọn trưởng giả học làm sang. Tính cách đó thể hiện rõ qua quộc đối thoại của ông với bác phó may. Khi bác phó may mang đến bộ lẽ phụ quá chậm trễ, đã thế Guốc-đanh còn phát hiện hoa cài trên bộ lễ phục may bị ngược. Ông giận lắm nhưng khi nghe bác phó may nói rằng quý tộc họ toàn mặc như vậy thì Guốc-đanh lại tặc lưỡi cho qua và khen rằng: “Bộ lễ phục này cũng đẹp đấy”. Dù có tức tối khi không vừa ý nhưng chỉ vì thói học đòi lố bịch và sự thiếu hiểu biết của mình mà Guốc-đanh đã bị bác phó may lươn lẹo dắt mũi. Guốc-đanh còn xúng xính trong bộ lễ phục may hoa ngược, đi đi lại lại đung đưa chân theo điệu nhạc trước sự cười cợt, làm trò hề cho mọi người. Chỉ với một chi tiết đó đã đủ thấy tính cách học đòi làm âng của ông Guốc-đanh mạnh mẽ đến nhường nào. Mô-li-ê đã xây dựng thành công nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra con người với nhân cách khập khiễng, nhầm lẫn giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với cái học đòi sang trọng. quả là chi tiết chinh phục tiếng cười của khán giả, cũng như hiện thực đáng suy ngẫm về một phần con người trong xã hội có tính cách như ông Guốc-đanh.


Phân tích bài Trưởng giả học làm sang

>>> Phân tích Trưởng giả học làm sang


Tóm tắt bài Trưởng giả học làm sang

>>> Tóm tắt Trưởng giả học làm sang

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Trưởng giả học làm sang trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/02/2023 - Cập nhật : 09/03/2023