logo

Phân tích Trưởng giả học làm sang (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

“Trưởng giả học làm sang” là vở kịch nổi tiếng của Mô-li-ê nói về kiểu người đáng bị lên án trong xã hội. Với điệu cười mỉa mai, châm biếm, khinh bỉ thói học đòi vô bổ, nực cười của lão trưởng giả ước muốn thành quý tộc. Cùng đi phân tích vở kịch trên để hiểu rõ hơn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của câu chuyện.


Dàn ý phân tích Trưởng giả học làm sang

a, Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

b, Thân bài

Phân tích nét bi hài, kệch cỡm của các nhân vật trong vở kịch với hai phần:

- Phần 1: Guốc-đanh và bác phó máy

- Phần 2: Guốc-đanh và đám thợ phụ

c, Kết bài

- Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của vở kịch.

- Cảm nhận của em về bức tranh xã hội Pháp sinh động với những con người ngờ nghệch, kệch cỡm, tham lam.

Phân tích Trưởng giả học làm sang

Bài văn phân tích Trưởng giả học làm sang

      “Trưởng giả học làm sang” là một trong những vở kịch nổi tiếng của nước Mỹ. Vở kịch do Mô-li-e xây dựng thành công phản ánh sinh động và chân thực bức tranh xã hội Pháp thế kỷ XVII và tiếng cười đầy châm biếm với những tên trọc phú đua đòi trở thành quý tộc và những gã quý tộc tham lam, xảo trá. 

       Vở kịch xoay quanh nhân vật Giuốc-đanh với hai phần, phần một là ông Guốc-đanh và bác phó máy, phần hai là ông Guốc-đanh và đám thợ phụ. Guốc-đanh là một tư sản đang học đòi, bày ra mọi thứ kệch cỡm với mong muốn trở thành quý tộc. Không chỉ sắm sửa, ăn diện quần áo giống quý tộc. Ông còn mời cả thầy dạy múa, dạy thanh nhạc, học cả kiếm. Hơn thế nữa ông còn tổ chức cả buổi hòa nhạc sang trọng. Ông còn đặt bác phó may thiết kế cho những bộ lễ phục lộng lẫy, khi biết bác phó may mang đến bộ lễ phục ngược, Guốc-đanh rất tức giận nhưng chỉ vài câu nịnh hót răng quý tộc họ mặc như vậy nên ông lại tỏ vẻ hài lòng. Mô-li-e không hổ danh là nhà kịch vĩ đại của nước Pháp, ông đã lột tả rõ sự đối lập đến lố bịch giữa khát khao được khoác trên mình bộ đồ quý tộc kiêu hãnh với cái đầu óc mu muội, chỉ ưa nịnh hót của nhà tư sản Guốc-đanh. Thêm phần đặc sắc hơn là sự khôn lỏi của bác phó may càng điểm thêm cho bản chất sĩ dởm, đua đòi của tên trưởng giả học làm sang.

      Vở kịch được mở đầu với vẻ mặt tức tối của Guốc-đanh khi bác phó lụa may cho ông đôi tất quá chật. Nhưng tên phó may mồm mép nhanh nhảu đáp rằng: “Rồi nõ dãn ra thì lại rộng quá ý chứ”, lí do đó lại thuyết phục khi lọt vào tai của kẻ ưu nịnh. Không chỉ có thế, khi Guốc-đanh than giày bác đóng cho cũng trật thì gã phó may nhanh nhảu chuyển sang khen bộ lễ phục mình may cho ông là đẹp đẽ và lộng lẫy nhất. Lão còn thách tất cả các thợ may giỏi trong vùng không thể may được. Quả là một lời nhịnh nọt đến nực cười, ấy thế mà lại vừa ý Guốc-đanh bởi có lẽ với ông đây là bộ lễ phục “đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất”. Đỉnh điểm của vở kịch khiến khán giả cười phá lên là cuộ tranh luận của Guốc-đanh và bác phó may về vấn đề may hoa. Khi nhận thấy chi tiết hoa may ngược, Guốc-đanh vội vàng tra hỏi: “Thế này là sao? Bác may hoa ngược mất rồi?”. Gã phó may lươn lẹo đáp: “Những người quý tộc toàn mặc như thế này cả”. Thế là Guốc-đanh bị đánh trúng tim đen, đành phải lấp liếm đi cái đầu rỗng tuếch của mình: “Thế thì bộ quần áo này may tốt đấy!”. Nực cười hơn nữa khi bác phó may dọa rằng sẽ đổi lại xuôi hoa theo ý ông muốn thì Guốc-đanh dãy nảy lên “Không!không!” vì ông muốn ăn mặc giống quý tộc. Ông như một con bù nhìn ngoan ngoãn nghe theo lời gã phó may, cả bị bị gã ăn bớt vải ông cũng chỉ chẹp miệng cho qua.

      Cho đến phần hai của vở kịch, yếu tố bi hài càng được bộc lộ mãnh mẽ. Gã phó may đã đổi cách xưng hô gọi Guốc-đanh là “ông lớn” khi nắm thóp được trưởng giả muốn trở thành quý tộc. Đương nhiên rằng điều đó làm Guốc-đanh rất thích thú và sung sướng. Trong đầu Guốc-đanh bây giờ, bộ lễ phục đó có thể quyết định hoàn toàn thân phận của ông từ “ngày” lên “bẩm ông lớn”. Được đà, lão phó may lại càng tung hứng “Bẩm cụ lớn!”. Đến giờ thì tên trưởng giả đã sướng rên lên đắc chí cười lớn “Ồ, cụ lớn, cụ lớn..!”, tiền của lão cũng từ từ phân phát trong sự thỏa mãn, hả hê. Dẫu biết bọn thợ làm vậy để tranh thủ bòn rút thêm tiền những lão vẫn sung sướng và ảo tưởng mình đã trở thành quý tộc thực sự. Đến bây giờ thì sự mỉa mai càng trở nên sâu sắc.

      Hai phần của vở kịch ngắn gọn nhưng quá đủ để chứng minh tài năng kiệt xuất của Mô-li-ê. Ông đã khắc họa rõ nét kiểu người đáng bị lên án trong xã hội bấy giờ. Ông vận dụng tiếng cười để làm công cụ sắc bén tiêu diệt tư tưởng lố bịch của kẻ như tên trưởng giả và lối sống cầu toàn đểu cáng của tầng lớp quý tộc Pháp. Từ đó, ông thổ lộ niềm tin, mong mỏi của mình ở thế hệ sau này sống có tri thức, hiểu biết, giàu lòng vị tha, nhân ái.

----------------------------------

Trên đây là bài văn Phân tích Trưởng giả học làm sang. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình học tập và ôn luyện tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 12/02/2023 - Cập nhật : 24/02/2023