logo

Cảm nhận đoạn trích Người thầy đầu tiên (ngắn gọn)

Đoạn trích “ Người thầy đầu tiên” là đoạn trích hay. Đã khắc họa thành công hai nhân vật là thầy Đuy-sen và An-tư-nai, qua đó cũng thể hiện tấm lòng bao dung nhân hậu của thầy giáo và sự biết ơn của học trò đối với thầy . Dưới đây là bài văn mẫu Cảm nhận đoạn trích Người thầy đầu tiên (ngắn gọn). Mời các bạn cùng tham khảo.


Cảm nhận đoạn trích Người thầy đầu tiên (ngắn gọn)

Mở bài: 

Giới thiệu về tác giả Tri-ghi-dơ Ai-ma-tốp ( 1928-2008)

Giới thiệu khái quát  nội dung bài Người thầy đầu tiên.

Thân bài: 

Phân tích nội dung bài theo bố cục của văn bản ( 3 phần)

Phần 1: Hình ảnh 2 cây phong.

Phần 2: Diễn biến An-tư-nai bị bắt đi 

Phần 3: Những lời tâm sự của An-tư-nai. 

Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản: 

+ Sự chuyển đổi nhân vật.

+ Ngôn ngữ đối thoại

Kết bài:

Khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản. 

Phân tích bài người thầy đầu tiên ngắn gọn

>>>Tham khảo: Người kể chuyện ở đây là ai? (Chuyện "Người thầy đầu tiên")


Cảm nhận đoạn trích Người thầy đầu tiên (ngắn gọn)

     Ai-ma-tốp ( 1928-2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hòa ở vùng Trung Á thuộc Liên-xô trước đây. Ông hoạt động văn học từ năm 1952, khi đó ông đang là sinh viên Trường Đại học Nông Nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu. Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng...Trong đó nổi bật lên đó là tác phẩm Người thầy đầu tiên đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. 

      Đoạn trích Người thầy đầu tiên kể về một sự kiện đau buồn của An-tư-nai khi cô còn học ở trường làng. Gắn với sự kiện đó không thể thiếu đó là hình ảnh người thầy Đuy-sen người thầy đầu tiên của cô. Đuy-sen là người thầy đầu tiên mang tri thức, con chữ đến với vùng quê miền núi nghèo nàn, lạc hậu. Với tấm lòng nhiệt huyết, tràn đầy yêu thương, thầy vẫn ngày ngày cố gắng thay đổi tương lai của học trò. Để rồi, sau này, cô học trò bé bỏng An-tư-nai đã trở thành một viện sĩ. Như vậy, qua tác phẩm, nhà văn Ai-tơ-ma-tốp muốn ngợi ca tình cảm thầy trò cao đẹp, thiêng liêng.

Phân tích bài người thầy đầu tiên ngắn gọn

     Mở đầu đoạn trích đó là cuộc trò chuyện của thầy Đuy-sen và An-tư-nai. Thầy Đuy-sen là một người thầy giáo tốt, tâm huyết với nghề giảng dạy và vô cùng quan tâm đến học trò của mình. Cô bé An-tư-nai đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn,mặc dù đang ở tuổi đi học nhưng người thím của cô bé lại muốn gả cô bé đi lấy chồng. Với tấm lòng của một người thầy giáo hết lòng quan tâm đến học sinh của mình thầy đã khuyên răn cô bé không nên về nhà nữa và nên đi theo thầy để được an toàn. Nhân vật tôi ở đây mặc dù nghe thầy đưa ra lời khuyên nhưng trong lòng cũng đầy nỗi lo lắng và bất an. Hiểu được điều đó thầy Đuy-sen đã mang về hai cây phong và sau giờ học cùng đi trồng vs An-tư-nai như một lời an ủi tinh thần đến cô bé.

     Hình ảnh hai cây phong được trồng ở ngọn đồi như ngọn hải đăng ở trên núi. Hai cây phong này không phải chỉ trồng cho đẹp mà đó còn là nhân chứng cho hành động và tình cảm của thầy Đuy-sen với An-tư-nai. Nhân vật tôi cảm nhận được tấm lòng cao thượng của thầy Đuy-sen đối với bản thân mình. Cảm kích trước tấm lòng nhân hậu, bao dung của thầy giáo. Thầy cũng đã an ủi nhân vật tôi hết lời một phần nào đó giúp nhân vật tôi an tâm hơn và tạm thời quên đi mối nguy hiểm đang rình rập mình. 

     Trong tiết học của thầy Đuy-sen khi mọi người đang chăm chú nghe giảng, lắng nghe lời thầy giảng và nhân vật tôi cũng đang suy nghĩ miên man, mơ hồ về những điều thầy Đuy-sen nói thì bỗng nghe thấy tiếng ngựa chạy dồn dập ngoài cửa. Cả lớp học bỗng trở nên im lặng lạ thường, ai cũng lo lắng, thắc mắc không biết có chuyện gì xảy ra.

    Bỗng cánh cửa mở toang thì ra là bà thím của An-tư-nai đến bắt về lấy chồng. Bà thím đã dùng những lời nói vô cùng thô tục và mất lịch sự và thật độc ác khi bắt cô bé đi lấy chồng ở cái độ tuổi đúng ra còn đang đi học. Một trận chiến hỗn loạn đã xảy ra tại lớp học, các em học sinh ai cũng sợ hãi và lo lắng khi thấy sự việc như vậy. Thầy Đuy-sen đã ra sức bảo vệ, sẵn sàng chịu đánh đòn để bảo vệ các em học sinh của mình. An-tư-nai bị trói, bịt miệng và trói lên lưng ngựa. Cả cô bé và thầy giáo đều vô cùng đáng thương thầy giáo thì bị đánh vật xuống đất, bị đánh gãy cả tay. Nhưng vẫn ra sức kêu gào bảo các em học sinh chạy đi không cần lo cho mình. Tấm lòng của thầy Đuy-sen thật cao cả và rộng lượng. Không màng nguy hiểm đến tính mạng mình mà hết lòng bảo vệ các em. 

     An-tư- nai bị bắt đến một nơi xa xôi và hẻo lánh và bị nhốt trong một căn lều vải, đến hôm thứ 3 thì cô bé quyết định bò trốn dù có bị đuổi bắt cũng cố hết sức mình chạy trốn. Nhân vật nhớ đến hình ảnh thầy Đuy-sen chống trả quyết liệt đến hơi thở cuối cùng nên lại càng quyết tâm bỏ trốn hơn. Trong khi nhân vật tôi đang nỗ lực cào đất bằng móng tay để lấy chỗ chui ra thì bất ngờ nghe thấy tiếng ngựa chạy cứ tưởng là những kẻ độc ác kia đến nhưng không đó là thầy Đuy-sen. Vô cùng bất ngờ và vui sướng khi biết thầy mình vẫn còn sống và còn đến để cứu mình. 

     Thầy Đuy-sen để cho An-tư-nai ngồi trên lưng ngựa còn thầy đi bộ bên cạnh. Với đôi mắt buồn rười rượi thầy đã nói với An-tư-nai “ An-tư-nai ơi, thầy không bảo vệ được em, em tha thứ cho thầy nhé”. Câu nói chứa đựng đầy tình cảm của thầy dành cho An-tư-nai, qua đó cũng thể hiện tấm lòng của thầy đối với nhân vật tôi. An-tư-nai đã khóc nấc lên, xúc động trước tình cảm của thầy giáo dành cho mình, đáng ra thầy đâu phải chịu những đau khổ kia nhưng chỉ vì muốn bảo vệ mình mà bản thân phải chịu những tổn thương như vậy. Đau khổ là vậy nhưng thầy vẫn không quên giúp đỡ An-tư-nai, vẫn tìm cách để đưa An-tư-nai lên tỉnh học, giúp cô bé khỏi những nguy hiểm. Thầy còn chu đáo chuẩn bị cho An-tư-nai bánh xà phòng và bảo cô bé xuống suối tắm, cho trôi đi những mệt mỏi, gánh nặng của mấy ngày qua. Nhân vật tôi, khi được hòa mình với nước suối mát trong đã bất ngờ cười, cười vì sự thoải mái, mệt mỏi đã được giải tỏa. 

     Phần cuối trong đoạn trích là những lời tâm sự của nhân vật tôi. Giờ đây, khi An-tư-nai đã lớn cô bé nhớ lại những kỉ niệm năm đó và thầm ước rằng giờ đây có thể tìm lại được con đường mòn mà thầy đã đưa tôi xuống núi, tôi sẽ phục xuống đất và hôn lên những vết chân của thầy tôi. Nhân vật tôi nhớ lại những kí ức của ngày hôm đó, con đường mòn đó đã dẫn đưa cô trở về với cuộc sống, với niềm tin vào bản thân mình, với những niềm hi vọng mới. Nhân vật tôi thầm cảm ơn người thầy giáo của mình, đã hết lòng cứu giúp cô bé khỏi những nguy hiểm. Công ơn đó làm sao có thể quên được, cả đời này cũng chẳng bao giờ quên được. 

     Bằng nghệ thuật lựa chọn ngôi kể là “ tôi” để kể chính câu chuyện của cuộc đời mình, người kể đã tạo nên cho câu chuyện hai mạch kể nhưng được lồng ghép lại với nhau càng làm cho câu chuyện trở nên độc đáo hơn. Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc. Đoạn trích đã miêu tả rất rõ hình ảnh người thầy giáo tận tâm, hết mình vì học sinh. Qua đó cũng khắc họa lên hình ảnh nhân vật An-tư-nai nghị lực và rất ngoan khi luôn nhớ và biết ơn người thầy của mình. 

---------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang đến cho các bạn Cảm nhận đoạn trích Người thầy đầu tiên (ngắn gọn). Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 12/02/2023 - Cập nhật : 15/08/2023