logo

Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng lớp 8 trang 10, 15 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng lớp 8 trang 10, 11, 12, 13, 14, 15 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng lớp 8 - Mẫu số 1

Câu 1. Hãy tóm tắt nội dung của văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào. 

Trả lời:

Tóm tắt nội dung của văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng: Giặc Nguyên có ý định xâm lược nước ta nên lấy cớ cho sứ thần sang giả vờ xin vua nước ta cho mượn đường đi. Biết được ý đồ của giặc, Trần Quốc Toản vô cùng căm phẫn. Một hôm, vua đang họp bàn cùng các quan ở dưới ngự thuyền. Chờ mãi chưa gặp được vua để xin lệnh cho đánh, Trần Quốc Toản xô ngã mấy tên lính xuống nước để được gặp vua. Lúc này, cuộc họp đã xong, chàng chạy xuống tâu: "Cho giặc mượn đường là mất nước xin bệ hạ cho đánh" và đặt gươm lên gáy xin chịu tội. Tuy nhiên, vua cho rằng chàng đã sai phép nước, lẽ ra phải chịu tội nhưng tuổi còn nhỏ, lại có tấm lòng yêu nước nên được tha. Vua ban cho chàng quả cam vừa đi vừa ấm ức. Từ đó, Trần Quốc Toản quyết tâm học tập, rèn võ nghệ. Khi giặc đến, chàng cùng nhiều binh sĩ cầm lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân" và anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Câu chuyện dựa trên bối cảnh của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai.

Câu 2. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?

Trả lời:

Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng buồn rầu, thẫn thờ vì không được tham gia vào một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than do tuổi còn quá trẻ.

Câu 3. Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động gì khác thường? Vì sao Trần Quốc Toản có hành động như vậy? 

Trả lời:

- Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản đã liều chết để được gặp vua xin lệnh cho đánh.

- Trần Quốc Toản có hành động như vậy là vì lo lắng đất nước sẽ rơi vào tay giặc ngoại xâm, dân chúng đói khổ.

Câu 4. Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí như thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này? 

Trả lời:

Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo đã gật đầu, mỉm cười nhìn Trần Quốc Toản, nhìn thấy tấm lòng yêu nước lớn lao và ban tặng cho một quả cam.

Thái độ và cách xử lí đó cho thấy nhà vua hiểu được tấm lòng yêu nước nhưng do tình hình đất nước rối ren, còn rất nhiều quan thần hội họp, vua Thiệu Bảo không thể chỉ nghe theo yêu cầu của Trần Quốc Toản mà phải có sự đồng thuận của các quan để tìm cách giải quyết.

Câu 5. Trong lời người kể chuyện đôi chỗ xen vào những ý nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản. Hãy nêu một vài trường hợp và phân tích tác dụng của sự đan xen đó. 

Trả lời:

Chi tiết: Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây để bàn đi bàn lại. Chao ôi! Lúc này mà Hoài Văn được xuống thuyền rồng và được bàn việc nước ! Chàng sẽ quỳ trước mặt quan gia và in quan gia cho đánh.

Tác dụng: Làm nổi bật suy nghĩ của Hoài Văn khi thấy các vương hầu đang họp bàn việc nước và tâm trang nôn nao, bồn chồn muốn xin vua cho đánh quân xâm lược.

Câu 6. Những nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại với các nhân vật khác trong truyện? 

Trả lời:

Qua lời đối thoại với các nhân vật khác trong truyện, chúng ta thấy Trần Quốc Toản là người yêu nước, dũng cản và can đảm.

Câu 7. Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Hãy nêu một số ví dụ và cho biết tác dụng. 

Trả lời:

Chi tiết: vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo. Cha cháu mất sớm, cháu được chú nuôi nấng. Chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa, cháu vẫn ghi trong tấc dạ,…

Tác dụng: giúp câu chuyện vừa có tính lịch sử lại mang ngôn ngữ đời thường giúp chúng ta dễ diểu câu chuyện hơn.

Câu 8. Hãy khái quát chủ đề của văn bản và cho biết căn cứ vào đâu em khái quát như vậy. 

Trả lời:

Chủ đề của văn bản là nói về lòng yêu nước. Vì đây là câu chuyện nói về nhân vật lịch sử Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng đứng lên chống quân xâm lược Nguyên Mông.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/02/2023 - Cập nhật : 20/06/2023