logo

Soạn Văn 8 Cánh diều

Giống như Sách giáo khoa Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống, Sách giáo khoa Ngữ văn 8 Cánh diều cũng là loại sách mới được giảng dạy trong hệ thống giáo dục nước ta gần đây. Vậy nên việc tiếp cận những nội dung của Sách Ngữ văn 8 Cánh diều không phải điều dễ dàng. Để các bạn có thể học tập tốt hơn, Toploigiai đã mang tới những bài Soạn văn 8 Cánh diều, với những chủ đề đặc sắc sau đây, mời các bạn cùng tham khảo!

Bài 1: Truyện ngắn

Truyện ngắn là những câu truyện được viết bằng văn xuôi, có cốt truyện liền mạch và thống nhất, kể về một nội dung nào đó. Sau mỗi truyện ngắn đều chứa đựng những bài học ý nghĩa mà tác giả gửi đến độc giả. Bài 1 đã mang tới cho các bạn những tác phẩm truyện ngắn thật đặc sắc sau đây:

- Tôi đi học (Thanh Tịnh)

- Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

- Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư)

- Chuỗi hạt cườm màu xám (Đỗ Bích Thúy)

Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ

Thơ là một thể loại văn học phổ biến nhất. Trong thơ lại có nhiều thể loại cụ thể khác như thơ lục bát, thơ tự do, thơ Đường,...thơ sáu chữ và thơ bảy chữ. Đây là những thể loại thơ được nhiều nhà thơ lựa chọn để sáng tác. Ngay sau đây, Bài 2 sẽ cùng các bạn tìm hiểu về hai thể thơ trong số đó chính là thơ sáu chữ, bảy chữ qua những tác phẩm sau:

- Nắng mới (Lưu Trọng Lư)

- Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu)

- Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ)

- Quê người (Vũ Quần Phương)

Bài 3: Văn bản thông tin 

Văn bản thông tin là một văn bản hướng đến đại đa số người đọc vì nó cung cấp những thông tin hữu ích về những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta. Bài 3 đã mang tới cho các bạn những thông tin thật thú vị về một số hiện tượng trong tự nhiên qua những tác phẩm sau:

- Sao băng (Theo Hồng Nhung)

- Nước biển dâng: Bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI (Theo Lưu Quang Hưng)

- Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại (Theo Mơ Kiều)

- Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? (Theo Hoàng Tân, Trần Thúy Hoa)

Bài 4: Hài kịch và truyện cười

Hài kịch và truyện cười là hai thể loại văn học mang yếu tố hài hước, nhưng cũng ẩn chứa trong sự hài hước đó là những thông điệp ý nghĩa phê phán một thói hư tật xấu nào đó của con người. Bài 4 đã tổng hợp một số tác phẩm hài kịch và truyện cười đặc sắc sau:

- Đổi tên cho xã (Lưu Quang Vũ)

- Cái kính (A-dít Ne-xin)

- Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e)

- Thi nói khoác

- Treo biển (Theo Trương Chính)

Bài 5: Nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội thể loại văn học phổ biến, dùng lý lẽ và dẫn chứng của người viết để làm rõ nhận định của mình về một hiện tượng nào đó trong xã hội. Ngay từ thời xưa, cha ông ta đã có nhiều tác phẩm nghị luận xã hội vô cùng xuất sắc để chúng ta bây giờ học hỏi theo như một số tác phẩm trong Bài 5:

- Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

- Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)

- Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)

- Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ (Dương Trung Quốc)

- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan)

Bài 6: Truyện

Truyện là thể loại văn học đặc sắc không thể thiếu trong thê giới văn học. Ngay sau đây Bài 6 đã mang tới cho các bạn những tác phẩm truyện thật ý nghĩa như sau:
- Lão Hạc (Nam Cao)

- Trong mắt trẻ

- Người thầy đầu tiên (Ai-ma-tốp)

- Cố hương

Bài 7: Thơ Đường luật

Thơ Đường luật xuất hiện rất sớm từ thời Đường của Trung Quốc và dần phổ biến trong thơ văn của một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Để các bạn có thể hiểu hơn về thể thơ Đường luật, Bài 7 đã mang tới những tác phẩm sau đây:
- Mời trầu (Hồ Xuân Hương)

- Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

- Xa ngắm thác núi Lư (Lý Bạch)

- Vịnh Khoa thi Hương (Trần Tế Xương)

- Qua đèo ngang (Bà huyện Thanh Quan)

Bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết

Truyện lịch sử là những câu chuyện kể về một sự việc diễn ra trong  lịch sử, còn tiểu thuyết là thể loại văn xuôi dài, liền mạch, có cốt truyện rõ ràng. Vậy hai thể loại này có gì thú vị? Các bạn hãy cùng tìm hiểu qua những tác phẩm sau đây nhé!

- Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia văn phái)

- Đánh nhau với cối xay gió (Trích Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê)

- Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân)

- Tức nước vỡ bờ

Bài 9: Nghị luận văn học

Nghị luận văn học cũng thuộc thể loại văn nghị luận nhưng người viết sẽ đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một luận điểm nào đấy xoay quanh các tác phẩm văn học. Ngay bây giờ, Bài 9 sẽ mang tới cho các bạn một số tác phẩm thuộc thể loại Nghị luận văn học để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thể loại đặc sắc này:

- Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya (Lê Trí Viễn)

- Chiều sâu của truyện Lão Hạc (Văn Giá)

- Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Lê Quang Hưng)

- Hoàng tử bé – Một cuốn sách diệu kì

Bài 10: Văn bản thông tin

Văn bản thông tin là một thể loại văn bản phổ biến, cung cấp cho người đọc những thông tin cụ thể, chính xác về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội. Qua những văn bản thông tin này, tin chắc rằng độc giả sẽ được mở rộng hành trang tri thức của mình rất nhiều. Với những lợi ích như vậy, Bài 10 đã mang tới cho chúng ta một số văn bản thông tin như sau:

- Lá cờ thêu sáu chữ vàng – Tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

- Bộ phim Người cha và con gái

- Cuốn sách chìa khóa vũ trụ của Giooc- giơ

- Tập truyện quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh

--------------------------

Trên đây là nội dung khái quát mà bài Soạn văn 8 Cánh diều mang tới cho các bạn. Hi vọng qua bài viết này của chúng tôi, các bạn sẽ hiểu hơn về nội dung Sách giáo khoa Ngữ văn 8 Cánh diều và đạt được kết quả cao hơn nữa trong học tập.