logo

Soạn bài Chiếu dời đô lớp 8 trang 120, 121 Cánh Diều

Hướng dẫn Soạn bài Chiếu dời đô SGK Ngữ văn 8 (Cánh diều) ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Chiếu dời đô lớp 8 - Mẫu số 1

Câu 1. Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. Nêu lên ý nghĩa lịch sử của văn bản này.

- Hoàn cảnh ra đời bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là:

Vào năm 1010, Lí Công Uẩn tức vua Lý Thái Tổ đã quyết định cho rời kinh đô của nước ta từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên nước Đại Việt thành Đại Cồ Việt nên ông đã viết bài chiếu này để chiếu cáo toàn thể thiên hạ và nhân dân nước ta biết về chuyện này.

- Chiếu dời đô có ý nghĩa lịch sử thiêng liêng và quan trọng đối với nước ta. Tầm nhìn của vua Lý Thái Tổ thật cao rộng và chính xác khi chọn Đại La làm kinh đô vì nơi đây thuận lợi để phát triển đất nước hơn Hoa Lư địa hình trắc trở. Sự thật lịch sử đã chứng minh, kinh đô Đại La, là thành Thăng Long cũ, thủ đô Hà Nội của nước ta bây giờ thực sự đã giúp nước ta phát triển về cả kinh tế, chính trị và văn hóa, giúp Đại Việt xưa, Việt Nam nay sánh vai với cường quốc năm châu.

Câu 2. Dựa vào nội dung phần 1 của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô.

Dựa vào nội dung phần 1 của bài chiếu, lí do cần rời đô vì địa thế của kinh đô Hoa Lư đã không còn đủ để cho đất nước phát triển khiến cho triều đại ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Vì vậy cần rời đô đến nơi trung tâm, để mưu toan nghiệp lớn và tính kế muôn đời cho thế hệ sau. 

Câu 3. Để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

>>> Xem trả lời

Câu 4. Văn bản Chiếu dời đô thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm như thế nào?

Văn bản Chiếu rời đô đã thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm. Lí trí ở đây chính là vua Lý Thái Tổ đã đưa ra được những lập luận chính xác, thuyết phục về mặt ưu, nhược điểm của Hoa Lư và sự cần thiết phải rời đô đến Đại La. Còn tình cảm của vua Lý Thái Tổ được thể hiện qua việc hiểu rõ lòng dân, vì lợi ích chung của nhân dân mà rời đô đến Đại La vì nơi đây thiên thời địa lợi nhân hòa, không bị ngập lụt, sẽ cho nhân dân cuộc sống phát triển và đầy đủ hơn. Tuy Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn rất ngắn gọn nhưng lại đầy đủ và thuyết phục được người nghe nhờ có sự kết hợp hài hòa giữ cả lí trí và tình cảm. Và quả thực sau đó, việc rời đô của Lý Thái Tổ là một việc làm vô cùng chính xác, khiến nhân dân nhiều đời sau được hưởng phúc.

Câu 5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu lên ý nghĩa, tác dụng việc dời đô của Lý Công Uẩn.

>>> Xem trả lời

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Chiếu dời đô trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 20/02/2023 - Cập nhật : 27/03/2023