logo

Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới lớp 8 trang 129, 133 Cánh Diều

Hướng dẫn Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới SGK Ngữ văn 8 (Cánh diều) ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới lớp 8 - Mẫu số 1

Câu 1. Phương án nào nêu đúng về thể loại và nội dung chính của văn bản?

A. Là văn bản thông tin viết về việc chuẩn bị hành trang của thế hệ trẻ khi đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá

B. Là văn bản thông tin cung cấp những dẫn chứng cụ thể về điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam

C. Là văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến của tác giả trước sự biến đổi và phát triển của non sông, đất nước

D. Là văn bản nghị luận khẳng định nhiệm vụ quan trọng của thế hệ trẻ Việt Nam trước bối cảnh đổi mới của đất nước

=> Đáp án đúng: D. Là văn bản nghị luận khẳng định nhiệm vụ quan trọng của thế hệ trẻ Việt Nam trước bối cảnh đổi mới của đất nước

Câu 2. Dựa vào nội dung văn bản, cho biết trong các nhận xét sau, những nhận xét nào đúng.

A. Bài viết nhấn mạnh những ưu điểm và hạn chế của mon người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

B. Bài viết đề cao, ca ngợi vai trò tiên phong của thế hệ trẻ Việt Nam trong quá trình phát triển của lịch sử đất nước.

C. Bài viết phân tích sâu sắc bối cảnh của thế giới hiện nay và nêu lên những yêu cầu đặt ra đối với đất nước.

D. Bài viết nêu lên bài học có ý nghĩa quyết định đối với thế hệ trẻ để có thể đưa đất nước vào hành trình hội nhập.

E. Bài viết phê phán những thói hư tật xấu của thanh niên Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước và bối cảnh hội nhập quốc tế.

=> Đáp án đúng: A. Bài viết nhấn mạnh những ưu điểm và hạn chế của con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Câu 3. Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây thể hiện tác phong làm việc không phù hợp với yêu cầu của xã hội công nghiệp?

A. Thích tỏ ra "khôn vặt”

B. Chịu thương chịu khó

C. Bóc ngắn cắn dài

D. Cần cù, nhẫn nại

E. Đùm bọc lẫn nhau

G. Không coi trọng chữ “tín”

=> Đáp án đúng: A. Thích tỏ ra "khôn vặt”

Câu 4. Thái độ của tác giả được thể hiện như thế nào qua bài viết? 

A. Tôn trọng sự thực, đánh giá vấn đề toàn diện và sâu sắc

B. Lạnh lùng, nghiêm khắc khi nhận định về tình hình thực tế

C. Tích cực, lạc quan trước những dự báo về sự phát triển của đất nước 

D. Thẳng thắn nhưng vẫn lịch sự, nhã nhặn khi bày tỏ quan điểm cá nhân

=> Đáp án đúng: A. Tôn trọng sự thực, đánh giá vấn đề toàn diện và sâu sắc

Câu 5. Đâu là ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết; đâu là lí lẽ, bằng chứng khách quan?

a) Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau.

b) ... do tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc, không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn" đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến.

c) Tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ.

d) Vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích.

=> Đáp án đúng: 

- Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết là : b, c

- Lí lẽ, bằng chứng khách quan là:a, d

Câu 6. Ý nghĩa thời sự của vấn đề mà bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới nêu lên là gì?

Ý nghĩa thời sự của vấn đề mà bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới nêu lên là: Ngay tại thời điểm bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ra đời, đầu năm 2001, chính là thời điểm đặc biệt đối với toàn thế giới. Đây là thời gian chuyển giao giữa hai thế kỉ, cùng với đó là chuyển giao giữa hai thiên niên kỉ. Vậy nên toàn thế giới đều hiểu được tầm quan trọng của thời gian này, tất cả đều gấp rút chuẩn bị hành trang để vào thế kỉ mới, để có thể bước sang một chương quan trọng rực rỡ hơn. Tại Việt Nam, chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu đầu tiên trong công cuộc đổi mới đất nước nên thời điểm này chính là thời điểm mấu chốt cho những bước chuyển mình mạnh mẽ hơn ở thế kỉ tới.

Câu 7. Cho biết ý nghĩa, tác dụng của các thành ngữ, tục ngữ được tác giả sử dụng trong bài viết.

* Ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ được tác giả sử dụng trong bài viết là:

- Nước đến chân mới nhảy: Không biết chuẩn bị trước cho những điều sắp đến với mình, khi việc đó đến mới vội vàng tìm cách, giống như dòng nước chảy đến gần dù nhìn thấy nó nhưng vẫn đứng im cho nó chạm vào chân mình mới biết nhảy lên để tránh.

- Liệu cơm gắp mắm: Trong từng trường hợp, chúng ta phải linh hoạt đưa ra những lựa chọn phù hợp với bản thân mình, phải biết tự lượng sức để tránh hỏng việc.

- Trâu buộc ghét trâu ăn: Thể hiện sự ganh ghét, đố kỵ khi thấy người khác hơn mình, giống con trâu đang bị buộc ghét con trâu đang được thả ra để ăn.

- Bóc ngắn cắn dài: Không chịu lao động chăm chỉ, chỉ muốn làm ít, nhàn nhã, nhưng lại muốn được hưởng thụ nhiều, tạo ra ít của cải nhưng tiêu hoang.

* Tác dụng của những thành ngữ, tục ngữ trên là: 

Làm cho bài viết hay hơn, thu hút người đọc, người nghe hơn. Đặc biệt thành ngữ, tục ngữ đã gắn liền với đời sống của nhân dân ta từ xa xưa đến nay nên khi cho vào bài viết, sẽ truyền tải được đến nhiều đối tượng trong xã hội nước ta hơn. Cùng với đó, bài viết được viết theo kiểu văn nghị luận nên khi cho thêm các thành ngữ, tục ngữ vào sẽ làm cho bài không quá khô khan, khó hiểu và nhàm chán.

Câu 8. Để đưa đất nước đi lên trong thiên niên kỉ mới, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt nào?

Để đưa đất nước đi lên trong thiên niên kỉ mới, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt là:

- Con người Việt Nam thông minh, nhạy bén với cái mới. Nhưng trong cái mạnh này tồn tại cả cái yếu là có lỗ hổng về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.

- Con người Việt Nam còn có cái mạnh là cần cù, sáng tạo nhưng lại thiếu cái tỉ mỉ. Thường dựa vào tính tháo vát của mình mà nước đến chân mới nhảy, không quen với cường độ làm việc khẩn trương.

- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhau theo truyền thống lâu đời của cha ông đi trước, thể hiện rõ trong các cuộc chiến bảo vệ đất nước. Nhưng trong thời đại mới ngày nay lại không thấy đoàn kết, đùm bọc nhau trong làm ăn. Có tính đố kỵ vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực.

- Người Việt Nam có bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp ta tận dụng cơ hội, ứng phó thử thách. Nhưng có thói quen đố kỵ đối với sự kinh doanh, ảnh hưởng bởi bao cấp, cộng thêm với nếp nghĩ sùng bái thứ ngoại hoặc ngược lại là bài ngoại, rồi thêm cả tính xấu khôn vặt.

Câu 9. Từ nội dung của văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu lên một điểm mạnh và một điểm yếu của mình.

>>> Xem trả lời

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 20/02/2023 - Cập nhật : 27/03/2023
/* */ /* */
/*
*/