logo

Soạn bài Chuỗi hạt cườm màu xám lớp 8 trang 36, 37, 38, 39 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Chuỗi hạt cườm màu xám SGK Ngữ văn 8 (Cánh diều) ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Chuỗi hạt cườm màu xám lớp 8 - Mẫu 1

Câu 1. Nội dung chính của truyện Chuỗi hạt cườm màu xám là gì?

A. Miêu tả vẻ đẹp của chuỗi hạt cườm màu xám

B. Ca ngợi tài năng của Na, người làm ra chuỗi hạt cườm

C. Kể lại câu chuyện về hai ông cháu nhân vật Na

D. Kể lại câu chuyện về chuỗi hạt cườm màu xám

=> Đáp án đúng: D. Kể lại câu chuyện về chuỗi hạt cườm màu xám

Câu 2. Cốt truyện Chuỗi hạt cườm màu xám thuộc dạng nào?

A. Cốt truyện kì lạ, khác thường 

B. Cốt truyện giản dị, đời thường

C. Cốt truyện trào phúng, hài hước

D. Cốt truyện giàu tính triết lí

=> Đáp án đúng: B. Cốt truyện giản dị, đời thường

Câu 3. Tình huống gay cấn trong truyện Chuỗi hạt cườm màu xám là tình huống nào?

A. Cuộc cãi nhau giữa Di và Na về đôi mắt Na màu đen hay màu xám

B. Cảnh Di giả vờ ngã khi trèo lên cây hải hoa phong lan cho Na

C. Na trông thấy chuỗi hạt cườm mình tặng Di trên cổ con Vện

D. Na tặng cho Di một chuỗi hạt cườm xâu bằng chỉ đỏ 

=> Đáp án đúng: C. Na trông thấy chuỗi hạt cườm mình tặng Di trên cổ con Vện

Câu 4. Vì sao Di lại đeo chuỗi hạt cườm Na tặng lên cổ con Vện?

A. Vì không thích chuỗi hạt cườm Na tặng

B. Vì đeo cho con Vện trông cũng hay hay 

C. Vì Di muốn trêu đùa cô bé Na

D. Vì Di nghĩ con Vện cũng như mình 

=> Đáp án đúng: B. Vì đeo cho con Vện trông cũng hay hay 

Câu 5. Câu văn nào sau đây chứa thán từ?

A. Không phải anh chê nó không đẹp.

B. Không biết Na ở nơi nào, Na ơi!

C. Nó không đẹp à?

D. Không phải thế, đẹp chứ.

=> Đáp án đúng: B. Không biết Na ở nơi nào, Na ơi!

Câu 6. Theo em, nhân vật Na là người như thế nào?

Theo em, Na là một cô bé bất hạnh, mồ côi cha mẹ và sống với ông, nhà nghèo có khi nhất làng, thay vì được đi học như bạn bè cùng trang lứa thì Na phải đi chăn vịt từ sáng sớm, điều này cũng chứng tỏ Na rất chăm chỉ. Na còn là cô bé ngoan ngoãn, biết thương ông và được mẹ của nhân vật tôi yêu quý. Không những vậy cô bé còn rất đáng yêu, biết coi trọng tình bạn với nhân vật tôi, dù suốt ngày bị nhân vật tôi chọc cho khóc vẫn luôn đi theo như chiếc đuôi nhỏ.

Câu 7. Chi tiết “Na túm chặt lấy hai tai con Vện, nhìn tôi, nhìn chuỗi hạt, lắp bắp không ra tiếng.” thể hiện điều gì đang xảy ra trong tâm hồn nhân vật Na?

Chi tiết "Na túm chặt lấy hai tay con Vện, nhìn tôi, nhìn chuỗi hạt, lắp bắp không ra tiếng." thể hiện sự bất ngờ, buồn bã và cực kỳ thất vọng của Na. Cô bé không ngờ rằng chuỗi hạt cườm mình làm tỉ mỉ, đặt hết tình cảm trong đó để tặng Di trước khi Di đi xa lên thành phố học lại bị cậu ấy đem cho con Vện đeo, thay vì giữ gìn. Na thấy rất buồn bã và thất vọng, cảm thấy mình không được coi trọng trong tình bạn này. Di lại là người bạn thân nhất, như người anh trai ruột lớn lên cùng Na nên Na càng buồn bã, thất vọng nhiều hơn tới nỗi không thể nói được gì nữa và chạy đi, kể từ đó, Na luôn tránh mặt Di và không còn muốn gặp Di nữa.

Câu 8. Em suy nghĩ như thế nào về đoạn kết thúc truyện: “Hằng ngày, tôi lên lớp, cố tìm trong đám trò nhỏ của mình hình bóng Na, nhưng làm gì có gương mặt rám nắng, mái tóc vàng hoe như râu ngô và đôi mắt xám buồn mênh mang. Không biết Na ở nơi nào, Na ơi!”?

Ở đoạn kết thúc truyện "Hằng ngày, tôi lên lớp, cố tìm trong đám trò nhỏ của mình hình bóng của Na, nhưng làm gì có gương mặt rám nắng, mái tóc vàng hoe như râu ngô...Na ơi!" đã cho chúng ta biết được rằng nhân vật tôi giờ đã trở thành một thầy giáo, "tôi" luôn day dứt trong lòng truyện về chuỗi hạt cườm khi chia tay Na tặng, ân hận vì đã làm Na thất vọng và buồn bã. Mỗi khi lên lớp, nhìn thấy đám học trò nhỏ tầm tuổi Na khi đó, được đi học giống như ước mơ của Na làm cho "tôi" càng nhớ thương Na, cô bé bất hạnh nhưng ngoan ngoãn, đáng yêu. Và nỗi ân hận có lẽ sẽ còn theo nhân vật tôi đến hết cả cuộc đời này vì giờ "tôi" còn không biết Na đang ở đâu để gửi đến Na lời xin lỗi chân thành nhưng muộn màng trong lòng này.

Câu 9. Có người cho rằng: “Câu chuyện như một bài thơ buồn phả vào hồn ta những rung động cao quý, thiêng liêng.”. Em nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Có người cho rằng: "Câu chuyện như một bài thơ buồn phả vào hồn ta những rung động cao quý, thiêng liêng" là hoàn toàn chính xác. Khi đọc truyện, em tin không chỉ có em mà tất cả người đọc đều thấy có chút buồn man mác như cơn gió thu nhẹ nhàng phả vào tâm hồn mình, cùng với đó là cảm nhận được cả những rung cảm trong tâm hồn theo từng lời kể của nhân vật tôi. Truyện có cốt truyện thật đơn giản nhưng lại cứ nhẹ nhàng lưu dấu ấn không thể quên trong lòng độc giả. Nhân vật tôi có những kỉ niệm thời thơ ấu thật đẹp đẽ, câu chuyện tuổi thơ này có cả vui, buồn và sự hối tiếc khôn nguôi. Chúng ta thấy truyện phả vào tâm hồn nỗi buồn man mác và cả những rung động có lẽ bởi vì mỗi người đều thấy một phần nào đó của tuổi thơ mình trong câu chuyện của "tôi". Có thể ta cũng có một người bạn thời thơ ấu thân thiết như Na, ta cũng từng buồn, từng vui cùng bạn mình,  từng ân hận vì làm tổn thương người mình coi trọng và có khi là có cả sự tiếc nuối theo ta tới tận bây giờ, khi trưởng thành giống "tôi". Độc giả đã thả cảm xúc theo từng cung bậc của nhân vật tôi, để rồi từ đó rút ra được bài học sâu sắc trong cuộc đời đó là phải trân trọng những người xung quanh để không phải mang sự nuối tiếc muộn màng theo suốt cuộc đời.

Câu 10. Chắc hẳn, em đã có lần vô tình làm cho người thân, bạn bè và những người xung quanh buồn phiền. Hãy kể lại sự việc ấy trong khoảng 6 – 8 dòng.

>>> Xem trả lời

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Chuỗi hạt cườm màu xám  trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 14/03/2023 - Cập nhật : 27/03/2023