logo

Soạn bài Qua đèo ngang lớp 8 trang 52, 53 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Qua đèo ngang lớp 8 trang 52, 53 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 2 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Qua đèo ngang lớp 8 - Mẫu số 1

Câu 1. Phương án nào nêu đúng về thể loại và chữ viết của bài thơ trên?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Hán

B. Thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Nôm

C. Thất ngôn xen lục ngôn, viết bằng chữ Nôm

D. Thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Quốc ngữ

Câu 2. Cảnh Đèo Ngang được tái hiện trong bài thơ như thế nào?

A. Cảnh vật tươi đẹp, đủ loại hoa lá sắc màu.

B. Cảnh vật tràn đầy sức sống, cây cối chen chúc.

C. Cảnh vật vắng vẻ, hoang sơ, đượm buồn.

D. Cảnh vật trống vắng, lạnh lẽo, gợi nỗi buồn thê lương. 

Câu 3. Bài thơ được ngắt chủ yếu theo nhịp nào?

A. 3/4

B. 4/3

C. 2/3/2

D. 4/1/1

Câu 4. Từ nào sau đây là từ tượng hình?

A. Lom khom

B. Quốc quốc

C. Gia gia

D. Non nước

Câu 5. Biện pháp tu từ đảo ngữ ở dòng thơ “Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” có tác dụng gì?

A. Tô đậm cảnh thưa thớt, quạnh vắng của cảnh vật

B. Thể hiện cảnh hoang tàn, tiểu tuỵ của cảnh vật

C. Khắc hoạ tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả

D. Miêu tả cảnh đẹp hoang sơ, thơ mộng của cảnh vật

Câu 6. Bài thơ viết về chủ đề gì? Chủ đề ấy có liên quan đến nhan đề Qua Đèo Ngang như thế nào?

- Bài thơ viết về chủ đề: cảnh Đèo Ngang lúc xế chiều và nói lên nỗi buồn, nỗi cô đơn, nhớ nhà thương nước của Bà Huyện Thanh Quan.

- Nhan đề bài thơ Qua Đèo Ngang thể hiện chủ đề tác phẩm, nó mang ý nghĩa chỉ một chuyến đi qua Đèo Ngang (đây là một con đèo vượt núi Hoành Sơn tại ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình hiện nay). Qua đó, tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, có sự sống con người nhưng vẫn rất hoang vu, cô quạnh. 

Câu 7. Các từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh và phép đối có vai trò gì trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ?

- Các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh và phép đối có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung bài thơ:

+ Những từ láy có giá trị gợi hình (lom khom, lác đá), gợi cảm giác thưa thớt, ít ỏi. Nhấn mạnh sự ít ỏi, nhỏ nhoi của sự sống ở giữa cảnh vật thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ. Hình ảnh con người hiện lên thưa thớt làm cho cảnh vật thêm hoang vắng, tiêu điều.

+ Âm thanh của chim quốc quốc, gia gia: Đây chính là nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Phép chơi chữ được tác giả sử dụng ở: Tiếng chim quốc, chim gia gia nhớ nước, thương nhà cũng chính là tiếng lòng của tác giả đang da diết nhớ nhà, nhớ quê, nhớ quá khứ huy hoàng của đất nước. Tâm trạng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả cũng chính là tâm trạng hoài cổ của nữ sĩ. Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt, cô đơn.

Câu 8. Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang. Vì sao nhà thơ lại có tâm trạng đó?

- Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang là tâm trạng của người lữ khách tha hương trong buổi chiều tà ẩn dấu một nỗi buồn man mác.

+ Mượn cảnh nói tình: thông qua thời gian và không gian của cảnh, đặc biệt qua hai hình tượng tiếng chim quốc quốc và tiếng chim đa đa.

+ Trực tiếp tả tình: Thể hiện ở câu cuối trong bài thơ: Một mảnh tình riêng ta với ta “Mảnh tình riêng” thật sâu sắc, thấm thía. Đây là sự đối diện với chính bản thân mình, do đó nỗi cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan nơi đất khách càng được thế hiện chân thật và sâu sắc. Qua đó gợi cảm giác buồn hiu, vắng lặng của tác giả.

Câu 9. Em có nhận xét gì về không gian được khắc hoạ trong bài Qua Đèo Ngang? Không gian ấy có liên quan như thế nào đến tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan?

Không gian đèo Ngang hiện lên qua nét vẽ của bà Huyện Thanh Quan thật hoang sơ, vắng vẻ, có nét đẹp của núi non, sông nước. Thấp thoáng nơi đây có sự sống của con người nhưng thưa thớt và ít ỏi. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ. Đứng giữa vũ trụ bao la, rộng lớn đã khiến thi sĩ cảm thấy cô đơn, trống vắng, lẻ loi. Bà nhớ nước, thương nhà da diết, đó là nỗi buồn thầm lặng cô đơn.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Qua đèo ngang trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 21/02/2023 - Cập nhật : 27/04/2023