logo

Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

Văn học luôn gắn liền với cuộc sống. Hiện nay trong thời đại đổi mới, để các bạn học sinh có thể chuẩn bị kĩ lưỡng hành trang tri thức, giúp đất nước sánh vai với cường quốc năm châu, việc đổi mới sách giáo khoa Ngữ văn rất quan trọng. Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Kết nối tri thức là sách giáo khoa mới được đưa vào giảng dạy tại một số trường Trung học phổ thông của nước ta. Để các bạn có thể hiểu rõ nội dung sách và đạt được kết quả học tập tốt, Toploigiai đã mang tới bài Soạn văn 11 Kết nối tri thức, gồm có 9 chủ đề theo bài như sau:

Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể

Truyện kể là thể loại được lồng ghép những tình huống với nhau, tạo thành một chuỗi liên kết, liền mạch và cùng hướng tới một nội dung chung nào đó. Sau mỗi câu chuyện là một ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. Để các bạn có thể hiểu hơn về những câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể, Bài 1 đã gửi tới những tác phẩm sau đây:

- Vợ nhặt (Kim Lân)

- Chí Phèo (Nam Cao)

- Cải ơi (Nguyễn Ngọc Tư)

Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình

Thơ trữ tình là một thể loại văn học đặc biệt lãng mạn. Để sáng tác được những tác phẩm thuộc thể loại này, chắc hẳn mỗi nhà thơ đều có sự rung cảm trong tâm hồn đối với sự vật và con người trước cả khi xây dựng nên tác phẩm, hay còn được gọi là cấu tứ. Vậy cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình được biểu hiện cụ thể như thế nào? Các bạn hãy cùng đến với những tác phẩm nằm trong Bài 2 ngay sau đây để hiểu thêm nhé!

- Nhớ đồng (Tố Hữu)

- Tràng giang (Huy Cận)

- Con đường mùa đông

- Thời gian (Văn Cao)

Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận

Chắc hẳn mỗi bạn học sinh đều không còn cảm thấy xa lạ với thể loại văn nghị luận. Đây là một thể loại được dùng để làm rõ một nhận định, một tác phẩm nào đó bằng cách sử dụng những lời lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Để các bạn có thể hiểu hơn về văn nghị luận, Bài 3 sẽ đưa các bạn đến với một số tác phẩm nghị luận nổi tiếng sau đây:

- Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)

- Tôi có một ước mơ (Trích Bước đến tự do)

- Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh)

- Tiếp xúc với tác phẩm (Thái Bá Vân)

Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình

Tự sự là kể lại những chuyện đã diễn ra một cách có trình tự, liền mạch, và để cho người đọc, người nghe dễ dàng nắm bắt được nội dung của câu chuyện. Tự sự cũng là phương thức được sử dụng nhiều nhất trong văn học. Vậy yếu tố tự sự trong truyện thơ dân gian và thơ trữ tình được thể hiện như thế nào? Bài 4 sẽ làm rõ câu trả lời qua những tác phẩm sau:

- Lời tiễn dặn (Truyện thơ dân tộc Thái)

- Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây – Cao Bá Quát)

- Thuyền và biển (Xuân Quỳnh)

- Nàng Ờm nhắn nhủ (Truyện thơ dân tộc Mường)

Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch

Bi kịch chỉ những điều đau thương, trái ngang trong cuộc đời. Đồng cảm với những bi kịch mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống này mà nhiều nhà văn đã sáng tác ra những tác phẩm thực ý nghĩa. Có thể kể đến là những tác phẩm được mang tới trong Bài 5 ngay sau đây:

- Sống, hay không sống – Đó là vấn đề 

- Vĩnh biệt Cửu trùng đài (Trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng)

- Pro – mê – tê bị xiềng

Bài 6: Nguyễn Du – “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

Nguyễn Du là  một tượng đài trong văn chương Việt Nam, một Đại thi hào tài ba của dân tộc ta. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị cao cho tới ngày nay, khiến nền văn học nước nhà được nâng thêm vị thế quốc tê, có thể kể đến tiêu biểu nhất là Truyện Kiều, đã được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên thế giới. Ngay sau đây, Bài 6 sẽ mang tới cho các bạn một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du:

- Trao duyên (Trích Truyện Kiều)

- Độc Tiểu Thanh kí

- Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều)

- Mộng đắc thái liên

Bài 7: Ghi chép và tưởng tưởng trong kí

Kí là một thể loại văn học ghi chép, khắc họa lại những sự việc hoặc một câu chuyện nào đó. Hai yếu tố quan trọng cần phải chú ý để viết được thể loại này chính là ghi chép và tưởng tượng. Để các bạn có thể hiểu hơn về vấn đề này, Bài 7 đã mang tới một số tác phẩm sau:

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

- “Và tôi vẫn muốn mẹ...” (Trích Những nhân chứng cuối cùng)

- Cà Mau quê xứ (Trích Uống cà phê trên đường của Vũ – Trần Tuấn)

- Cây Diêm cuối cùng (Trích Chuyện trò – Cao Huy Thuần)

Bài 8: Cấu trúc của văn bản thông tin

Văn bản thông tin là văn bản bổ ích, cung cấp cho chúng ta một thông tin nào đó về tự nhiên, xã hội,...Nội dung trong văn bản thông tin thường đã được nghiên cứu, chứng minh rõ ràng, cụ thể. Để các bạn có thể nắm bắt được cấu trúc của thể loại văn bản này, Bài 8 đã mang tới một số văn bản thông tin sau đây:

- Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy)

- Trí thông minh nhân tạo (Trích 50 ý tưởng về tương lai)

- Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thương (Huy Đăng)

- Ca nhạc Miệt Vườn (Trích văn minh Miệt Vườn – Sơn Nam)

Bài 9: Lựa chọn và hành động

Trong cuộc sống, có rất nhiều chuyện mà chúng ta phải đưa ra được lựa chọn. Và sau khi lựa chọn xong, chúng ta phải tiến đến bước hành động, không để cho lựa chọn đó trở nên vô nghĩa. Bài 9 sẽ mang tới một số tác phẩm về lựa chọn và hành động như một thông điệp gửi gắm đến chúng ta, những con người đang đứng trước ngưỡng cửa với vô vàn lựa chọn cho tương lai:
- Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

- Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tôi thấy)

- “Làm việc” cũng là “làm người”! (Trích Đúng việc – Một góc nhìn về câu chuyện khai minh – Gian Tư Trung)

-------------------------------

Trên đây là khái quát chung về bài Soạn văn 11 Kết nối tri thứcToploigiai muốn gửi đến các bạn. Hi vọng qua những bài soạn này, các bạn có thể học tập môn Ngữ văn 11 dễ dàng hơn. Từ đó các bạn sẽ mở rộng được hành trang tri thức của mình và đạt được kết quả cao trong học tập.