logo

Soạn bài Tràng giang lớp 11 trang 59, 60 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Tràng giang lớp 11 trang 59, 60 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Tràng giang lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Bạn cảm nhận gì về nhan đề Tràng giang? Nhan đề và lời đề từ liên quan thế nào với nội dung cảm xúc của bài thơ?

- Qua nhan đề Tràng Giang, em cảm nhận được bài thơ sẽ gợi ra một khung cảnh về sông nước, có phần cổ kính và man mác buồn, trống trải trong không gian bao la, rộng lớn của dòng sông. 

- Nhan đề và lời đề từ có liên quan mật thiết với nội dung cảm xúc của bài thơ vì nhan đề Tràng giang là từ Hán Việt có nghĩa sông dài và lời đề từ lại đề cập đến dòng sông dài "bâng khâng trời rộng nhớ sông dài". Từ đó nội dung cảm xúc của bài thơ đã nói lên nỗi lòng của Huy Cận khi đứng trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, sông nước chảy vô cùng rộng lớn.

Câu 2. Có thể dùng những từ ngữ nào để chỉ tính chất của khung cảnh được “vẽ” ra trong bài thơ? 

Có thể dùng từ ngữ để chỉ tính chất của khung cảnh được “vẽ” ra trong bài thơ là tái hiện, xuất hiện, hiện lên, mở ra,...

Câu 3. Bài thơ đã được cấu tử như thế nào? Bạn dựa vào đâu để xác định như vậy?

- Bài thơ đã được cấu từ là:

+ Phần 1: Khổ 1 => Khung cảnh sông nước rộng lớn mang không khí buồn man mác và tâm trạng nặng nề, u sầu của nhà thơ Huy Cận

+ Phần 2: Khổ 2 và khổ 3 => Khung cảnh dòng sông cùng cảnh vật xung quanh đìu hiu, cô quạnh và tâm trạng buồn bã, suy nghĩ vô định của nhà thơ khi ngắm nhìn thiên nhiên

+ Phần 3: Khổ 4 => Cảnh hoàng hôn trên sông làm tăng thêm nỗi sầu của nhà thơ cùng với đó là nỗi nhớ nhà, tình yêu với quê hương.

- Em dựa vào nội dung của từng khổ thơ trong bài để xác định như vậy

Câu 4. Chỉ ra sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai. Sự tương phản đó có ý nghĩa gì và tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ kể tiếp như thế nào?

* Sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai là:

- Hai câu thơ đầu: Sự tĩnh lặng trong buổi chiều nơi tràng giang

=> Gió thổi đìu hiu trên cồn cỏ cạnh dòng sông, khiến cho tâm trạng chúng ta buồn man mác và cô liêu, mong muốn nghe thấy giọng nói của con người, được cảm nhận sự nhộn nhịp để có thể bớt nỗi cô đơn. Vậy mà chợ chiều tại làng xa gần đó lại là tiếng người tan chợ, thứ âm thanh nhộn nhịp nhất có thể nghe được giờ đây lại càng ngày càng lặng im, tĩnh mịch.

- Hai câu cuối: Bức tranh thiên nhiên tràng giang được mở rộng ở mọi mặt

=> “Nắng xuống” tương phản với “trời lên sâu chót vót” còn “sông dài, trời rộng” lại tương phản với “bến cô liêu”. Khi không gian được mở rộng như vậy mà con người lại cảm thấy cô liêu, tưởng rằng trời đất rộng sẽ làm cho tâm trạng người ngắm cảnh thoải mái, dễ chịu hơn thì lại ngược lại. Nó làm cho thi nhân thấy càng thấy nhỏ bé, nỗi cô đơn trải rộng hơn.

* Sự tương phản đó đã làm tăng thêm nỗi cô đơn và buồn bã của nhà thơ. Vì mục đích ban đầu nhà thơ Huy Cận sử dụng hình ảnh tương phản trên có lẽ là để xoa dịu đi sự u ám, tịch mịch trong tâm hồn và cảnh vật nhưng lại không thành mà lại ngược lại. Sự tương phản đó đã tiếp tục được triển khai ở những câu thơ tiếp theo để làm nỗi buồn và cô đơn tưởng như vô tận, chưa có cách hóa giải của thi nhân.

Câu 5. Bài thơ có những điểm khác lạ nào trong cách sử dụng ngôn ngữ? Hãy làm rõ hiện tượng này qua phân tích một ví dụ bạn cho là tiêu biểu.

Bài thơ có những điểm khác lạ trong cách sử dụng ngôn ngữ đó là sử dụng những từ ngữ cực kì gợi hình, tăng sức gợi cảm. Có thể làm rõ hiện tượng này qua khổ thơ thứ nhất. Câu thơ đầu tiên của khổ đã nói đến nỗi buồn một cách trực tiếp. Nỗi buồn đó có thể coi như sóng nổi lên ở tràng giang, hết cơn sóng này lại đến cơn sóng kia. Nỗi buồn cũng vậy không bao giờ vơi đi. Còn con thuyền xuất hiện giữa dòng sông tưởng làm cho không gian thêm ấm áp thì lại làm tăng thêm sự trống trải vì thuyền giống như cuộc đời của con người, chênh vênh, cả đời tìm bến đỗ. Thậm chí, con thuyền trong bài mà Huy Cận miêu tả còn đang xuôi mái, nghĩa là mặc kệ tất cả, để dòng đời xô đẩy đến đâu thì đến. Thuyền thật cô độc, thậm chí tưởng nước là tri kỉ của nó mà cuối cùng chúng cũng chỉ “song song” với nhau, không hề thực sự thân thiết. Rồi thuyền và nước đi tìm con đường riêng cho chính mình, thuyền thì tạm biệt dòng nước này tới dòng nước khác. Nước thì không biết trôi về đâu tiếp theo. Đặc biệt là câu cuối của khổ 1 đã được tác giả sự dụng ngôn từ thật hay làm sao! Củi một cành khô lạc mấy dòng, so với dòng sông dài nước chảy mãi mà củi không phải là cành cây hay bó củi, củi ở đây chỉ là một cành khô. Chính vì vậy, nó quá nhỏ bé, nên lạc theo các dòng nước, dù cố gắng vùng vẫy vẫn không thể thắng được sức mạnh lớn lao của tràng giang. Cũng giống như con người, nhỏ bé trước dòng đời rộng lớn, vùng vẫy mãi chỉ mong có thể hạnh phúc. Bằng ngôn từ gợi hình, gợi cảm, khổ thơ thứ nhất đã khắc họa được bức tranh thiên sông nước thật sinh động và gắn với tâm trạng buồn bã, cô liêu của thi nhân.

Câu 6. Nếu một số thi liệu truyền thống xuất hiện trong văn bản. Việc tác giả sử dụng những thi liệu ấy cho biết thêm điều gì về cấu tử của bài thơ?

Một số thi liệu truyền thống xuất hiện trong văn bản là:

- Về đề tài: Tác giả chọn đề tài sông nước để sáng tác.Đây là đề tài rất quen thuộc và được nhiều nhà thơ sử dụng từ ngày xưa, đặc biệt là thơ văn cổ.

- Về nhan đề bài thơ – Tràng giang: Tràng giang là một từ Hán Việt có nghĩa là dòng sông dài, sử dụng nó giúp cho bài thơ cổ kính hơn và trang trọng hơn

- Về thể thơ, nhịp điệu: Bài thơ viết theo thể thất ngôn, đậm chất truyền thống cùng với cách ngắt nhịp 2/2/3 và 4/3

- Về các hình ảnh, ngữ liệu được sử dụng trong bài thơ: Bài thơ có nhiều hình ảnh trong văn thơ cổ như sông nước, làng xa, cồn gió, thuyền và bến

- Về tứ thơ: Huy Cận đã lấy khung cảnh sông nước hùng vĩ nhưng lại tịch mịch để trải lòng. Khi không gian sông nước càng mênh mông vô tận thì con người càng nhỏ bé hơn. Đây là ý tứ thơ hay có trong thơ văn cổ xưa.

- Về bút pháp nghệ thuật: Nhà thơ đã sử dụng loại bút pháp đặc biệt trong thơ thất ngôn là họa vận hiển nguyệt nổi tiếng trong thơ Đường (Lấy cái vô hạn tả cái có hạn, hình ảnh mênh mông của cảnh vật để nói đến con người bé nhỏ,...)

Câu 7. Tràng giang thường được nhìn nhận là bài thơ giàu yếu tố tượng trưng. Bạn suy nghĩ về vấn đề đó như thế nào?

Tràng giang là một bài thơ giàu yếu tố tượng trưng, quả đúng là như vậy. Tiêu biểu là chi tiết “Củi một cành khô lạc mấy dòng” nằm ở cuối khổ thơ thứ nhất. Củi khô thật nhỏ bé, trôi lênh đênh trên dòng nước mênh mông vô tận, không thể nào thoát ra chỉ có thể mặc dòng nước đưa đẩy hết cuộc đời. Con người đứng trước dòng đời mênh mông có lẽ cũng như vậy, vô định và mãi tìm đích đến của hạnh phúc trên cuộc đời mình. Đây cũng là tâm tư của tác giả trước dòng sông. Thêm vào đó, nhà thơ Huy Cận đã sử dụng cả nhiều hình ảnh tương phản để tượng trưng cho cái rộng lớn của thiên nhiên hùng ví dụ như trời thì cao chót vót, còn mặt nước lại sâu thẳm. Càng như vậy, con người lại càng nhỏ bé, yếu đuối đến đáng thương.

Câu 8. Bài thơ đã giúp bạn có thêm được cảm nhận gì về đời sống, về mối quan hệ giữa con người cá nhân với vũ trụ vô biên?

Bài thơ đã giúp em có thêm được những cảm nhận thật đáng quý về đời sống và mối quan hệ giữa con người cá nhân với vũ trụ vô biên. Con người chúng ta thật nhỏ bé trước thế giới rộng lớn này. Chúng ta có thể như con thuyền, hoặc cành củi khô giữa dòng nước. Cả cuộc đời chúng ta bị xô đẩy đến với nhiều thử thách để tìm kiếm bến bờ hạnh phúc nhưng có người sẽ tìm thấy rất sớm, có người lại mãi mãi cũng không tìm thấy được. Vậy nên chúng ta hãy cố thương yêu lấy nhau, đùm bọc và giúp đỡ nhau để không cô đơn giữa dòng đời rộng lớn này.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Tràng giang trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 15/03/2023