logo

Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề lớp 11 trang 126, 127, …, 131 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề lớp 11 trang 126, 127, …, 131 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Xác định ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện.

Trả lời:

Ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện là đã cho thấy sự đọc ác và đầy tính toán của các nhận vật. Họ nghi ngờ sự giả vờ ngốc nghếch của Hăm-lét và các lời thoại đều thể hiện rõ thái độ chán ghét và luôn tìm cách tiêu diệt đối với Hăm-lét.

Câu 2. Nêu nhận xét chung về tâm trạng của Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại. Theo mạch suy tưởng của Hãm-lét, lời độc thoại có thể chia làm mấy phần, nội dung từng phần là gì?

Trả lời:

- Nhận xét chung về tâm trạng của Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại: rất hỗn loạn, không biết nên làm như nào mới đúng.

- Theo mạch suy tưởng của Hãm-lét, lời độc thoại có thể chia làm 3 phần, nội dung từng phần là:

+ Phần 1 (Từ “Sống, hay không sống - đó là vấn đề… quý hơn?): Qua câu hỏi tu từ, tác giả muốn đề ra lời mở đầu.

+ Phần 2 (Tiếp… chưa hề biết tới?): Đưa ra định nghĩa khái niệm cái chết và những suy ngẫm về cuộc đời của Hăm-lét.

+ Phần 3 (còn lại): Nhấn mạnh nội tâm đang đấu tranh kịch liệt của Hăm-lét khi đứng trước hoàn cảnh khó khăn khó lựa chọn. 

Câu 3. Có thể xác định cách hiểu của Hăm-lét về “sống” và “không sống” như thế nào?

Trả lời:

Có thể xác định cách hiểu của Hăm-lét về “sống” và “không sống” là hai khái niệm trừu tượng khiến Hăm-lét không biết lựa chọn ra sao giữa hai lựa chọn: Đó là chấp nhận chịu đựng mọi thứ mà người khác gây ra cho hay đấu tranh đến cùng để bảo vệ mình mà kéo theo đau thương cho bao người khác.

Câu 4. Nêu lí do khiến Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn" buộc người ta phải "ngừng lại mà suy nghĩ".

Trả lời:

Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ” bởi vì khi chết là hết, là không còn tồn tại cả thể xác lẫn những đau khổ, bất hạnh trong tinh thần, những hận thù cũng theo đó mà chấm dứt. Tuy nhiên Hăm-lét không muốn đem lại tự do cho bản thân mình khi mà những kẻ xấu xa, độc ác vẫn hoành hành ngoài kia, đem đến đau khổ cho người khác. Đó chính là “điều khó khăn" buộc người ta phải "ngừng lại mà suy nghĩ", người ta ở đây chính là Hăm-lét với hình tượng trượng nghĩa.

Câu 5. Phân tích ý thức của Hăm-lét về những "khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu. Theo bạn, Hăm-lét sợ “nỗi khổ nhục" gì ở cõi “mênh mang sau khi chết"?

Trả lời:

- Ý thức của Hăm-lét về những "khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu là: Không chỉ là sự áp bức, dày vò trong cuộc sống mà còn là những lời nói gây sát thương cao cùng những cam chịu mà con người phải chịu đựng.

- Theo em, Hăm-lét sợ “nỗi khổ nhục” ở cõi “mênh mang sau khi chết đó là sau khi chết đi, Hăm-lét gặp lại những người thân yêu của mình đã bị chết oan bởi những người tàn ác kia mà Hăm-lét đã phân vân trong việc trả thù được và chưa làm được. 

Câu 6. Hăm-lét đã nhận thức như thế nào về nguyên nhân tình trạng do dự, không thể hành động quyết đoán của chính mình? Dựa vào phần tóm tắt vở kịch, hãy cho biết Hăm-lét đã làm gì sau khi nhận thức được bản chất vấn đề.

Trả lời:

- Hăm-lét đã tự nhận thức được về nguyên nhân tình trạng do dự và không thể hành động quyết đoán của chính mình vì anh phân vân không biết nên tự chịu đựng những bất hạnh hay là vùng lên đấu tranh, giành lại chiến thắng cho bản thân mà mặc kệ những đau khổ của người khác.

- Dựa vào phần tóm tắt vở kịch, có thể thấy Hăm-lét  sau khi nhận thức được bản chất vấn đề đã quyết định đấu tranh chống lại cái ác, mang đến cuộc sống cho mọi người dù cho có phải tạo ra một cuộc gió tanh mưa máu.

Câu 7. Chỉ ra tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét. Theo bạn, trong xã hội hiện đại, xung đột đó có còn tồn tại hay không? Căn cứ để bạn nêu ý kiến về vấn đề này là gì?

Trả lời:

- Tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện rõ nét qua lời độc thoại của Hăm-lét, qua sự giằng xé nội tâm của bản thân với một bên là sống vì mình, một bên là sống vì mọi người.

- Theo em, trong xã hội hiện đại, xung đột đó vẫn còn tồn tại. Căn cứ để em nêu ý kiến về vấn đề này là:

+ Sống vì mình chắc hẳn là phần lớn ước muốn của nhiều người nhưng cuộc đời không thể luôn theo ý muốn của mình mà bên cạnh mình còn có những người khác. Ví dụ như gia đinh, nếu ai cũng chỉ thích tự mình đi du lịch, đi chơi hưởng thụ cuộc sống thì ai sẽ là người lo cho gia đình, con cái.

+ Hoặc như công việc, trong cuộc sống hiện đại, để kiếm được công việc như ý và đúng sở thích của mình cùng môi trường làm việc theo ý muốn thì rất là khó. Nhưng nếu vì không thích đi làm mà nghỉ thì cũng không được vì nếu vậy sẽ không có tiền để nuôi bản thân và lo cho gia đình.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiaiđể tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 04/04/2023