logo

Soạn bài Một thời đại trong thi ca lớp 11 trang 85, 89 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Một thời đại trong thi ca lớp 11 trang 85, 86, 87, 88, 89 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Một thời đại trong thi ca lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Để làm sáng tỏ luận đề "tinh thần Thơ mới", Hoài Thanh đã nêu lên những luận điểm nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm đó.

- Để làm sáng tỏ luận để “tinh thần Thơ mới", Hoài Thanh đã nêu lên những luận điểm sau:

+ Xác định cột mốc của thơ mới

+ Từ đó đưa ra sự so sánh giữa thơ mới với thơ xưa và chỉ ra sự liên kết giữa chúng.

+ Tìm hiểu ý nghĩa của “cái tôi” cá nhân trong thơ mới

+ Kết luận về sự độc đáo, khác lạ của thơ mới trong văn chương.

- Các luận điểm trên của Hoài Thanh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng được sắp xếp hợp lí và nội dung mỗi luận điểm đều bổ trợ cho nhau. Từ mở đầu định hướng người đọc tiếp cận với thơ mới, nhà văn Hoài Thanh đã chỉ ra sự khác biệt giữa thơ mới và thơ xưa. Giúp chúng ta hiểu được sự riêng biệt, mới lạ của thơ mới qua “cái tôi”, không giống với “cái ta” trong thơ truyền thống xưa. Và sau tất cả những lập luận chặt chẽ, thuyết phục đó, nhà văn Hoài Thanh đã kết luận rằng thơ mới là một sự tiến hóa vượt bậc trong nhận thức của các nhà thơ.

Câu 2. Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ – thơ mới nhằm mục đích gì? 

Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ-thơ mới nhằm mục đích xây dựng ranh giới của thơ mới với thơ cũ để chúng ta có thể phân biệt chúng dễ dàng và cụ thể hơn. Trong thơ cũ xưa, cũng có những tác giả như Hồ Xuân Hương hoặc Bà huyện Thanh Quan dám bày tỏ nỗi lòng của mình. Trong thơ mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều những nhà thơ viết lên tâm tư tình cảm của bản thân như Xuân Diệu, không kém gì thơ cũ cả. Vậy nên tác giả Hoài Thanh muốn khẳng định rằng ở mỗi giai đoạn sẽ có những điều giống nhau, không thể dựa vào thời gian mà so sánh thơ cũ-thơ mới được mà chúng ta phải dựa vào những giá trị, những đặc sắc riêng để so sánh.

Câu 3. Hãy nhận xét cách diễn giải về cái "tôi" của Hoài Thanh trong văn bản (đặc biệt chú ý đoạn: “Đời chúng ta... cùng Huy Cận").

Cách diễn giải về cái “tôi” của Hoài Thanh trong văn bản, đặc biệt là đoạn “Đời chúng ta...Huy Cận” rất đặc sắc. Dưới góc nhìn của ông, thế giới nội tâm, tình cảm trong thơ mới và thơ cũ sẽ khác nhau. Nếu trong thơ cũ nội tâm, tình cảm của con người được thể hiện một cách mơ hồ và trải rộng thì trong thơ mới, các nhà thơ đã chú trọng vào chiều sâu của chúng. Để có thể khiến nhận định này thuyết phục hơn, Hoài Thanh đã đưa ra những dẫn chứng về các nhà thơ mới như Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận. Những nhà thơ trên đã thể hiện tâm tư tình cảm của mình một cách tự do, phóng khoáng và sâu sắc, từ đó chúng ta có thể hiểu được thơ mới là bước tiến hóa vượt bậc, giúp các nhà thơ bộc lộ những điều sâu kín trong tâm hồn một cách tốt nhất.

Câu 4. Phân tích cách sử dụng bằng chứng trong nghệ thuật lập luận của Hoài Thanh được thể hiện qua văn bản.

>>> Xem trả lời 

Câu 5. Hãy chỉ ra và phân tích giá trị đặc sắc của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở cuối văn bản.

>>> Xem trả lời 

Câu 6. Qua văn bản, bạn hiểu được những gì về phong trào Thơ mới và lối văn phê bình của Hoài Thanh?

Qua văn bản, em hiểu được những điều đặc biệt về phong trào Thơ mới và lối văn phê bình thú vị của Hoài Thanh. Trước tiên phong trào thơ mới có “cái tôi” khác với “cái ta” của thơ cũ, nó giúp những nhà thơ mới bộc lộ được tâm tư, tình cảm của mình rõ ràng hơn, có chiều sâu hơn. Tiếp theo, em thấy phong trào thơ mới có những điều mới mẻ về nội dung và cách sáng tác, nó phóng khoáng và tràn đầy cảm xúc tự do, chân thực và cũng đầy táo bạo. Thơ mới đã được Hoài Thanh mang tới gần hơn với giới văn học và độc giả khi chỉ rõ ra được sự khác biệt của thơ mới và thơ cũ cũng như sự tiến hóa vượt bậc so với thơ cũ. Cuối cùng, lời lẽ phê bình của Hoài Thanh tràn đầy sự thú vị và thu hút độc giả, nhưng cũng dễ hiểu và thuyết phục.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Một thời đại trong thi ca trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 18/03/2023