logo

Soạn bài Chí Phèo lớp 11 trang 23, 24, …, 35 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Chí Phèo lớp 11 trang 23, 24, …, 35 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Chí Phèo lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Tóm tắt cốt truyện Chí Phèo theo trình tự thời gian cuộc đời nhân vật. Hãy đánh giá hiệu quả của việc phá vỡ trình tự này trong mạch trần thuật của tác phẩm.

Trả lời:

Ở làng Vũ Đại kia có thằng Chí Phèo, từ khi sinh ra đã không biết bố mẹ hắn là ai. Dân làng thấy hắn bị bỏ ở lò gạch cũ nên thay nhau nuôi lớn. Năm hai mươi tuổi hắn đi làm thuê cho nhà Bá Kiến, vợ ông Bá Kiến lại hay bắt hắn bóp chân, đấm lưng vì thế Bá Kiến ghen và đẩy hắn vào tù. Sau bảy, tám năm hắn trở về, trông hắn như một người hoàn toàn khác, từ một người hiền lành nay đã trở nên thô lỗ, cọc cằn, say rượu suốt ngày đêm. Hắn cầm dao, vỏ chai đến nhà Bá Kiến chửi rủa và ăn vạ trước cổng. Bá Kiến xoa dịu bằng mấy đồng bạc lẻ và cũng từ đây hắn trở thành người đâm thuê, chém mướn cho nhà Bá Kiến và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo gặp Thị Nở trong vườn chuối vào một đêm trăng sáng. Người phụ nữ xấu xí, dở hơi này nhưng lại làm cho Chí Phèo cảm nhận được tình thương qua sự chăm sóc, nấu cho hắn một tô cháo hành. Hắn cảm nhận được tình thương, trong chốc lát hắn muốn trở thành người bình thường, cũng có gia đình hạnh phúc như bao người. Thế nhưng vì bà cô Thị không đồng ý nên mọi hi vọng của hắn cũng bị dập tắt theo. Hắn lại chìm trong men rượu cả ngày, vác dao tìm đến nhà Bá Kiến chửi rủa “Ai cho tao lương thiện” hắn giết chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình. 

Câu 2. Phân loại điểm nhìn trần thuật trong đoạn mở đầu theo các bình diện: điểm nhìn của người kể chuyện/ điểm nhìn của nhân vật (Chí Phèo, dân làng Vũ Đại); điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong. Nhận xét về tương quan và sự dịch chuyển giữa các điểm nhìn này, qua đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách Nam Cao mở đầu câu chuyện.

Trả lời:

Tác giả Nam Cao thường gọi các nhân vật bằng tên hoặc gọi theo các đại từ ngôi thứ ba như lão, hắn….Người trần thuật thường sẽ có điểm nhìn bên ngoài trước, có sự quan sát tới nhân vật “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì?", nhưng sau dần người trần thuật đã từng bước nhập vai vào nhân vật, đi sâu vào tâm thức nhân vật để tái hiện lại tiếng nói của nhân vật.

Từ những điểm nhìn bên ngoài tác giả đã từng bước đi sâu vào nội tâm nhân vật, nói lên tiếng lòng của nhân vật với những suy nghĩ của hắn hay những hành động liều lĩnh không sợ một ai. 

Câu 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo vào buổi sáng sau cuộc gặp gỡ với thị Nở đêm trước. Theo bạn, nhân tố nào mang tính quyết định đối với quá trình hồi sinh nhân tính của nhân vật? Vì sao?

>>> Xem trả lời  

Câu 4. Phân tích phản ứng tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống. Người kể chuyện có đưa ra những phán đoán đáng tin cậy để người đọc hiểu được tâm lí và hành động của nhân vật không?

>>> Xem trả lời 

Câu 5. Nhận xét về điểm nhìn và giọng điệu trần thuật ở đoạn kết của truyện ngắn khi Chí Phèo tìm đến nhà bá Kiến lần cuối và phản ứng của dân làng Vũ Đại về cái chết của hai nhân vật này. Theo bạn, cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ở đoạn cuối của tác phẩm tác giả đã có cái nhìn rất sâu, rất bao quát về nhân vật. Mới đầu là đi sâu vào tiềm thức của nhân vật khi Chí Phèo vác dao đến nhà Bá Kiến chửi rủa và đòi trả lại sự lương thiện. Sau đó là hành động giết chết Bá Kiến và cũng tự kết liễu cuộc đời mình. Tác giả cũng có điểm nhìn rất rộng khi quan sát dân làng Vũ Đại chứng kiến cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo, mỗi người mỗi ý kiến. 

Cái chết của Chí Phèo đầu tiên thể hiện khát khao của nhân vật muốn trở về cuộc sống lương thiện. Thứ hai là tố cáo mạnh mẽ và quyết liệt đối với xã hội thực dân nửa phong kiến. Và cuối cùng cái chết của Chí Phèo thể hiện sự phản kháng của con người dưới đáy xã hội, bọn thực dân đã đẩy con người vào bước đường cùng. 

Câu 6. So sánh và nhận xét về đoạn kết của hai truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân).

>>> Xem trả lời 

Câu 7. Hệ thống hoá những nét đáng chú ý trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao ở truyện ngắn này trên các phương diện: người kể chuyện, điểm nhìn và lời trần thuật.

Trả lời:

Nam Cao đã có những điểm nhìn rất bao quát nhân vật. Từ bên ngoài cho đến khi đi sâu vào tâm thức của nhân vật. Lời trần thuật cũng rất gần gũi và đúng với thực tế con người trong xã hội đó. Làm cho người đọc cảm nhận được diễn biến của câu chuyện, cảm thông cho số phận của con người trong xã hội đó. Đỉnh cao của nghệ thuật kể chuyện trong Truyện ngắn này là khi ông phân tích quá trình hoàn lương của Chí Phèo. Thể hiện được khao khát trở về với cuộc sống lương thiện của nhân vật một cách mãnh liệt nhưng cũng rất nhanh sau đó ông đã đưa người đọc trở về với thực tại rằng việc trở về là không thể và hắn đã tự kết liễu đời mình. 

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Chí Phèo trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 15/03/2023