logo

Soạn bài Vợ nhặt lớp 11 trang 12, 13, …, 22 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Vợ nhặt lớp 11 trang 12, 13, …, 22 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Vợ nhặt lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Nhan đề Vợ nhặt có quan hệ như thế nào với nội dung câu chuyện.

Trả lời:

- Danh từ “Vợ” là từ dùng để chỉ người phụ nữ đã có gia đình và được pháp luật công nhận. Thể hiện sự đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình. 

- Từ “nhặt” đây là một hành động tầm thường, cầm vật rơi ở dưới đất lên. 

- Nhan đề “Vợ nhặt” có thể hiểu sơ qua là nhặt được vợ.

- Kim Lân đã sáng kiến ra một nhan đề rất đặc biệt và gây tò mò cho người khác. Bởi khi đọc nhan đề người đọc sẽ khái quát được nội dung của câu chuyện. Qua đó, cũng lên án chế độ thực dân bóc lột con người một cách quá đáng, đẩy con người vào tình cảnh cùng cực, đói khát. 

- Nhan đề tuy giản dị nhưng lại mang tính khái quát cao, nhân vật Tràng chỉ là ví dụ điển hình cho con người thời đó, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, cuộc sống vất vả. Kim Lân cũng thể hiện sự đồng cảm, thương xót cho con người nông dân trong nạn đói năm 1945. 

Câu 2. Xác định tình huống truyện và nêu ý nghĩa của nó.

Trả lời:

- Tình huống truyện: 

+ Bối cảnh diễn ra vào năm 1945, khi nước ta đang trong tình trạng khó khăn, nạn đói hoành hành. 

+ Nhân vật Tràng: xấu xí, nghèo khổ, đi làm thuê, nuôi mẹ già, việc Tràng lấy vợ là thêm một gánh nặng cho gia đình. Nhưng Tràng lại dễ dàng nhặt được vợ trên đường đi làm thuê, chỉ bằng vài câu hát trêu đùa mà Tràng đã lấy được vợ, không cần tìm hiểu và cưới hỏi gì. 

- Ý nghĩa:

+ Giá trị hiện thực: 

Phản ánh chân thực tình cảnh khốn khổ của dân ta. 

Tố cáo tội ác của bọn thực dân xâm lược, bóc lột dân ta quá đáng và đẩy nhân dân ta vào bước đường cùng. 

+ Giá trị nhân đạo: 

Sự cảm thương và đồng cảm sâu sắc của tác giả với con người trong tình cảnh khốn khổ. 

Đề cao tình cảm của người lao động yêu thương đùm bọc lẫn nhau “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Thể hiện niềm hi vọng, niềm tin của con người vào cuộc sống sau này.

Câu 3. Câu chuyện trong Vợ nhặt được kể theo trình tự nào và có thể chia làm mấy phần?

Trả lời:

Chia làm 4 phần: 

- Phần 1 (từ đầu ... "tự đắc với mình"): Tràng dẫn người vợ nhặt được về nhà.

- Phần 2 (tiếp ... "đẩy xe bò"): Tràng nhớ lại câu chuyện nhặt được vợ, hai người nên duyên vợ chồng. 

- Phần 3 (tiếp ... "nước mắt chảy ròng ròng"): khung cảnh gặp bà cụ Tứ, tình thương của cụ đối với người con trai và nàng dâu mới. 

- Phần 4 (còn lại): cuộc sống ở nhà Tràng và niềm tin vào tương lai

Câu 4. Theo trình tự của câu chuyện, các nhân vật đã có những thay đổi như thế nào từ diện mạo, tâm trạng đến cách ứng xử?

Trả lời:

- Tràng từ một người ngờ nghệch, vô lo vô nghĩ nhưng từ khi nhặt được vợ nhân vật Tràng đã có những thay đổi tích cực, trưởng thành hơn, có trách nhiệm với gia đình hơn. 

- Thị từ một người thô kệch, ghê gớm cuối cùng trở thành người vợ hiền lành, người dâu thảo biết chăm chút cho gia đình và đặc biệt có niềm tin vào tương lai. 

- Bà cụ Tứ: Từ một người ủ rũ, ảm đạm nay đã trở nên vui vẻ, có niềm tin vào cuộc sống. 

Câu 5. Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của các nhân vật (thể hiện ở các khía cạnh: điểm nhìn, lời kể và giọng điệu).

Trả lời:

Nhân vật Tràng theo lời kể của nhà văn là một người xấu xí, nghèo khổ, đầu trọc lốc, mắt gà gà với chiếc áo nâu và là dân ngụ cư. Tính cách dở hơi, anh thường bị mọi người trêu chọc, đám trẻ con cũng lôi anh ra để trêu. Có thể thấy, Tràng là một người nghèo khổ, số phận vất vả, lênh đênh. 

Không những xấu xí và thô kệch mà hành động của Tràng cũng rất lạ và bí ẩn. Mỗi chiều đi làm về, Hắn bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào trong bến. Hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lảm nhảm than thở những điều hắn nghĩ. Chính vì tính cách đó mà Tràng thường bị lũ trẻ con trong xóm trêu đùa. Những vất vả của cuộc sống, đè nặng lên vai hắn, đi từng bước mệt mỏi trở về ngôi nhà cũ rách nát. 

Nhà văn đã có sự quan sát và đi sâu vào nội tâm nhân vật, khai thác những điều còn bí ẩn trong con người này. Tràng là người vô tư, vô lo vô nghĩ, khờ khạo, thích chơi với lũ trẻ con trong xóm, mặc dù anh bị chúng trêu nhiều những lần đầu thấy khó chịu, nhưng sau dần anh lại quý chúng và không thấy khó chịu nữa. 

Sự vô tư của Tràng được thể hiện rõ nhất khi anh lấy vợ. Theo lẽ thường phải tìm hiểu, yêu nhau rồi mới nghĩ đến chuyện lấy nhau. Thế nhưng Tràng lại lấy vợ luôn chỉ sau vài câu trêu đùa mà hai người đã nên duyên vợ chồng. Điểm đặc biệt nữa là Tràng là dân ngụ cư anh cũng không dám mong, dám nghĩ đến việc lấy vợ. Và trong hoàn cảnh khốn khổ, cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, người chết như ngả rạ ở ngoài đường thì làm gì còn ai nghĩ đến chuyện lấy vợ, đến nuôi thân mình còn không xong thì nuôi được ai nữa. 

Người đàn bà theo Tràng về nhà và cũng kể từ đó nhân vật Tràng có sự thay đổi đáng kể và thay đổi theo một chiều hướng tích cực, tốt lên từng ngày. Một sự táo bạo, liều lĩnh, đánh đổi để tìm được hạnh phúc riêng. Mới đầu khi đưa về Tràng cũng hồi hộp, lo lắng nhưng sau đó anh cũng trở nên có trách nhiệm hơn với gia đình, biết lo lắng, quan tâm gia đình mình hơn. 

Lấy nhau khi chưa có tình cảm gì, chưa hiểu biết gì về nhau chỉ cứ thế theo về thế nhưng Tràng lại rất có trách nhiệm, tôn trọng và quan tâm vợ của mình. Chính nhờ người vợ nhặt này đã thay đổi Tràng từ một người khờ khạo, vô tư, thô kệch nay đã trở thành người biết lo lắng cho gia đình, có trách nhiệm với vợ và mẹ. Tràng đã hi vọng về một gia đình hạnh phúc và đầm ấm giữa cái lúc nạn đói đang hoành hành. 

Đây là một sự thay đổi rất lớn và cũng là điểm nhấn cho câu truyện, tác giả đã thay đổi tâm lý nhân vật theo từng giai đoạn cụ thể và tâm lý nhân vật cũng được thay đổi theo hướng ngày một tích cực hơn. 

Nhân vật qua sự miêu tả của nhà văn trông thật tệ hại gầy sọp, quần áo rách tơi tả. Tính cách thì chua ngoa đáo để. Cuộc sống khắc nghiệt và cái đói hoành hành đã đẩy nhân vật thị vào hoàn cảnh chớ trêu, bần cùng. Đó là Thị đã theo Tràng về làm vợ chỉ sau vài câu trêu đùa, thể hiện sự rẻ rúng, thấp hèn của con người trong xã hội đó. 

Nhưng từ khi về nhà Tràng, Thị thay đổi hẳn, bỗng trở nên dịu dàng và cũng hi vọng về một gia đình hạnh phúc. Thị đã cùng với mẹ chồng là bà cụ Tứ thu dọn nhà cửa, sân vườn, có bàn tay của người vợ ngôi nhà như trở nên sáng sủa và có sức sống hơn. Chính người vợ nhặt này đã tiếp thêm sức sống cho ngôi nhà của Tràng, mặc dù rau cháo còn chẳng đủ qua ngày thế nhưng chính sự gọn gàng, thu quét đã làm cho ngôi nhà trở nên ấm cúng, vui vẻ hơn khi có thêm thành viên mới. 

Và người vợ nhặt này cũng làm thay đổi bà cụ Tứ từ một bà mẹ nghèo khổ, già lọm khọm, mặt xám xịt, ủ rũ, Khi thấy người đàn bà lạ trong nhà mình cụ đã rất bất ngờ và khi biết người đó lại con dâu của mình do con trai bà nhặt về cụ lại càng bất ngờ hơn. Từ sự lo lắng về tương lai của các con mình, cụ dần trở nên vui vẻ, khuôn mặt cũng rạng rỡ hẳn lên. Bà còn vui vẻ, háo hức suy nghĩ về dự tính cho tương lai của con trai mình. Quả là một sự thay đổi rất lớn. 

Kim Lân đã rất thành công trong việc khắc họa lên hình ảnh nhân vật và diễn biến thay đổi nhân vật qua từng giai đoạn. Phản ánh tình cảnh thê thảm của người Việt Nam và tố cáo tội ác của bọn thực dân xâm lược. 

Câu 6. Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm.

>>> Xem trả lời

Câu 7. Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không? Hãy nêu và phân tích quan điểm của bạn về điều này.

Trả lời:

Truyện ngắn vợ nhặt không thể coi là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói được vì xét theo những đặc điểm của truyện cổ tích thì truyện ngắn Vợ nhặt không có và cũng không phù hợp. Hầu hết các truyện cổ tích đều là người hiền lành bị bắt nạt nhưng cuối cùng đều sẽ có một kết thúc đẹp. Truyện ngắn Vợ nhặt chỉ khắc họa lên hình ảnh người nông dân bần cùng, nghèo khổ và cũng không có kết cục của những nhân vật trong truyện. Xét về những đặc điểm này thì không thể coi truyện ngắn Vợ nhặt là chuyện cổ tích trong nạn đói được. 

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Vợ nhặt trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 15/03/2023