logo

Soạn bài “Và tôi vẫn muốn mẹ…” lớp 11 trang 41, 45 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài “Và tôi vẫn muốn mẹ…” lớp 11 trang 41, 42, 43, 44, 45 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 2 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài “Và tôi vẫn muốn mẹ…” lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Hãy tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và cho biết những điểm nhấn quan trọng của câu chuyện.

Trả lời:

Văn bản là tổng hợp của 101 những lời kể chân thực nhất đến từ những đứa bé sống ở Belarus, Ukraine, Do Thái, Tatar, Latysh, Digan, Kazak,…Chúng được gọi là những đứa trẻ thời chiến do phải trải qua nỗi kinh hoàng của chiến tranh trong những tháng năm thơ ấu của mình. Do sự tàn ác của phát xít Đức mà hàng chục triệu con người Liên Xô hy sinh, phần lớn là những người con trai, những ông bố đã hy sinh. Cuộc chiến tranh đã để lại Liên Xô sự thiếu bóng của những người đàn ông và có những ngôi làng được gọi là những ngôi nhà góa bụa với sự tồn tại chỉ của một mẹ và một con. 

Câu 2. Chỉ ra những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại cũng như trạng thái tâm lí của nhân vật trước các sự kiện đó.

Trả lời:

Những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại cũng như trạng thái tâm lí của nhân vật trước các sự kiện đó là do:

+ Đây là những câu chuyện do chính nhân vật tôi kể lại, tự nhớ lại những kí ức tuổi thơ của mình và những gì mình trải qua. Từ đó cho thấy hiện thực tàn khốc của chiến tranh và những đau thương mất mát mà nó mang lại.

+ Với những sự kiện đầu khi còn là đứa trẻ ngây thơ hồn nhiên thì khi nhìn thấy máy bay thì thấy thích thú và sẵn sàng chia sẻ quà bánh của mình cho những người lính mà không biết tương lai đang có những chuyện đau khổ đang chờ.

+ Khi chiến tranh xảy ra, đói khát ngày một nhiều, những đứa trẻ thậm chí còn phải ăn cả cỏ, vỏ cây. Tuy nhiên dù cực khổ khó khăn thì chúng luôn khao khát tìm thấy cha mẹ và được sống trong tình cảm gia đình.

Câu 3. Phân tích một số chi tiết, hình ảnh tạo nên bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản. Chi tiết, hình ảnh nào đã thực sự gây ấn tượng mạnh với bạn? Vì sao?

Trả lời:

Một số chi tiết, hình ảnh tạo nên bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản là:

+ Hình ảnh bọn trẻ vui vẻ và thích thú với chuyến đi trại hè đội viên mà không biết tương lai có sự kiện kinh khủng chuẩn bị diễn ra, chúng hoàn toàn không biết đến khái niệm chiến tranh và hậu quả khủng khiếp mà chúng mang lại.

+ Bọn trẻ có cuộc sống rất khổ cực, đói khát đến nỗi phải ăn cả cỏ, vỏ cây.

+ Những giáo viên còn không dám nhắc đến từ “mẹ” trước mặt chúng, cũng tránh không đọc những cuốn sách có từ này vì chúng sẽ khóc.

+ Nhân vật tôi nhớ mẹ và cậu đã quyết định trốn trại và đi tìm mẹ của mình.

+ Cậu kiên trì tìm mẹ từ lúc chiến tranh bắt đầu đến tận khi nó kết thúc, cậu vẫn không gặp được mẹ của mình. Cậu vẫn cứ chờ, chờ đến khi mình đã năm mươi mốt tuổi nhưng vẫn chưa gặp mẹ.

Chi tiết, hình ảnh đã thực sự gây ấn tượng mạnh với em là chi tiết hình ảnh Nhân vật tôi nhớ mẹ và cậu đã quyết định trốn trại và đi tìm mẹ của mình. Dù chỉ là một cậu bé đang trải qua rất nhiều cực khổ, thậm chí còn rất đói khát nhưng cậu bé vẫn rất gan dạ, vì tình yêu gia đình, với mẹ mà quyết định trốn cả trại để tìm gặp mẹ dù không biết mẹ ở đâu và biết ngoài kia tình hình đang khó khăn như nào.

Câu 4. Toàn bộ câu chuyện được kể bởi một người vì chiến tranh mà đã phải nếm trải những ngày tháng đau thương ở tuổi ấu thơ, tác giả chỉ là người ghi lại. Vậy trong việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò gì? Phân tích thái độ của tác giả khi ghi lại các sự kiện mà nhân chứng kể lại.

Trả lời:

Toàn bộ câu chuyện được kể bởi một người vì chiến tranh mà đã phải nếm trải những ngày tháng đau thương ở tuổi ấu thơ, tác giả chỉ là người ghi lại. Vậy trong việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò là  người kể chuyện. Thái độ của tác giả khi ghi lại các sự kiện mà nhân chứng kể lại là một thái độ đồng cảm và thấu hiểu. Vì chính mình cũng phải chịu đựng và trải qua những khoảnh khắc ấy.

Câu 5. Theo bạn, những yếu tố nào có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc? Thông điệp mà bạn nhận được từ văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ..." là gì?

Trả lời:

Theo em, những yếu tố có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc là chi tiết những đứa trẻ ngây ngô không biết chiến tranh hay sự chia cách gia đình là gì nhưng vẫn phải trải qua nó. Chúng đã phải trải qua rất nhiều khổ cực và thiếu thốn khi còn độ tuổi rất trẻ, không được sống cùng bố mẹ, thiếu thốn tình cảm gia đình. Thông điệp mà em nhận được từ văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ..." là chiến tranh là thứ cần chống lại vì nó là thứ gì đó rất kinh khủng, gây nên mất mát và đau thương không chỉ vật chất mà còn cả con người. Nó đã gây nên rất nhiều tổn thương cho những con người phải chịu nó.


Phân tích bài “Và tôi vẫn muốn mẹ…”

>>> Phân tích Và tôi vẫn muốn mẹ


Tóm tắt “Và tôi vẫn muốn mẹ…”

>>> Tóm tắt Và tôi vẫn muốn mẹ

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài “Và tôi vẫn muốn mẹ…” trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 05/04/2023