logo

Tóm tắt Và tôi vẫn muốn mẹ

Chiến tranh được ví như một con quái vật khổng lồ, cũng là một kẻ sát nhân đáng bị trừng phạt. Tại Việt Nam, nó đã gây nên bao đau thương và mất mát không thể vãn hồi. Bằng cách làm bật sự tàn khốc của chiến tranh, tình mẫu tử được thể hiện một cách thiêng liêng qua tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ. Cùng Toploigiai tìm hiểu trong bài viết tóm tắt Và tôi vẫn muốn mẹ bên dưới đây.


Tóm tắt Và tôi vẫn muốn mẹ - Mẫu số 1

    Nhân vật tôi được bố mẹ cho đi trại hè đội viên. Đây chính là lúc mà một đứa trẻ rời ra bố mẹ và phải sống một cuộc sống hoàn toàn khác trong chiến tranh. Trong con mắt của đứa trẻ khi ấy, chiến tranh là thứ gì đấy rất mới lạ. Chúng hò reo khi thấy máy bay, cũng không hiểu vì sao mình phải chuẩn bị thật nhiều lương thực và sẵn sàng trao hết những thứ đó cho những người lính bị thương. Những đứa trẻ phải di chuyển rất nhiều nơi, phải tìm đến những nơi không có chiến tranh để sống. Ngôi nhà mà chúng ở chỉ là những ngôi nhà thấp tạm bợ, nơi ở thì thiếu thốn đến mức chúng phải nằm trên rơm rạ để ngủ. Những cái khó khăn, cực khổ không chỉ dừng lại ở đấy mà nó còn khủng khiếp hơn khi nạn đói bắt đầu. Số lượng những đứa trẻ thì nhiều, nhưng chúng chẳng có gì ăn cả mà phải nhịn đói. Thậm chí họ còn phải giết cả con ngựa dùng để chở nước để lấy thịt ăn, rồi ăn cả súp. Không chỉ riêng những đứa trẻ không có gì để ăn, mà cả những người lớn ở đó cũng thế. Vì đồ ăn sẽ phải cung cấp cho những người ngoài mặt trận. Mùa xuân, những đứa trẻ phải ăn những chồi mầm và lớp vỏ của cây non của các cây mọc xung quanh nơi chúng ở. Nhưng mùa đông đến cây cỏ thì héo khô, những đứa trẻ lại không có gì ăn cả. Chúng đều là những đứa trẻ lần đầu xa bố mẹ, lần đầu phải trải qua cái sự khốc liệt của chiến tranh nên đứa nào cũng nhớ bố mẹ cả. Thậm chí những giáo viên còn không dám nhắc đến từ “mẹ” trước mặt chúng, cũng tránh không đọc những cuốn sách có từ này vì chúng sẽ khóc. Trong tâm hồn mỗi đứa trẻ, khi chúng gặp khó khăn và khổ cực thì bố mẹ chính là những người đầu tiên mà chúng muốn dựa dẫm vào. Kể cả là chúng còn bố mẹ hay không, hay bố mẹ chúng đang ở nơi nào thì đó vẫn là những hình ảnh thiêng liêng nhất trong lòng mỗi đứa trẻ. Nhân vật tôi nhớ mẹ và cậu đã quyết định trốn trại và đi tìm mẹ của mình. Phải trải qua cái đói cái khát cực khổ nhưng may mắn là cậu đã gặp ông Bôn-sa-cốp và ông đã cưu mang cậu. Tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng cậu có thể làm rất nhiều công việc để giúp đỡ gia đình mà mình đang ở. Nhân vật tôi luôn muốn đi tìm mẹ, ai đi qua cậu cũng hỏi thăm về mẹ của mình. Cậu kiên trì tìm mẹ từ lúc chiến tranh bắt đầu đến tận khi nó kết thúc, cậu vẫn không gặp được mẹ của mình. Cậu vẫn cứ chờ, chờ đến khi mình đã năm mươi mốt tuổi nhưng vẫn chưa gặp mẹ.

Tóm tắt Và tôi vẫn muốn mẹ

Tóm tắt Và tôi vẫn muốn mẹ - Mẫu số 2

    Những kí ức về chiến tranh được lưu giữ qua ký ức của những đứa trẻ vừa chân thực, nhưng cũng đầy khốc liệt. Dưới cái nhìn của nhân vật tôi đó là bức tranh nhiều màu sắc có chút ngây ngô của trẻ con, có cả tình yêu thương sâu sắc dành cho gia đình. Truyện kể về nhân vật tôi, là một cậu bé mới học xong lớp một và vừa xa gia đình. Tuổi thơ của cậu bắt đầu trải qua nhiều khó khăn, mất mát khi có sự xuất hiện của chiến tranh tàn khốc. Cậu cùng những đứa trẻ khác được đưa lên tàu và chở đi chỗ khác. Nhưng cứ đi mãi, đi mãi vì mỗi khi đi đến đâu thì nơi đó lại có chiến tranh. Những đứa trẻ lần đầu nhìn thấy máy bay, không hề biết những nguy hiểm đang cận kề. Tận khi tất cả khung cảnh xung quanh những đứa trẻ mất, thì chúng mới biết cái khốc liệt và thê thảm của những thứ này. Chúng phải trải qua một mình mà không được ở bên cạnh bố mẹ. Những đứa trẻ gặp những ngày lính bị thương và sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng có. Trong con mắt của những đứa trẻ ngây thơ này, thì đó như là những người cha của mình vì cha của những đứa trẻ này cũng đang phục vụ cho quân đội. Vì quân Đức đang chiếm đóng và tàn phá nặng nề, những đứa trẻ sẽ được đến những nơi mà không có chiến tranh. Nhưng đến nơi không có chiến tranh thì cuộc sống của những đứa trẻ vẫn không thể có một cuộc sống đủ đầy. Không có chỗ ăn, chỗ ngủ mà phải chợp mắt trên những đống rơm rạ. Chúng thiếu thốn đồ ăn đến mức mà những người bảo mẫu ở đấy phải giết cả con vật đang chở nước để ăn. Thiếu đồ ăn ngày một nhiều đến mức những đứa trẻ phải ăn cả vỏ cây và những chồi non, nếu như chúng không muốn chết đói. Thiếu đồ ăn không phải là điều tồi tệ nhất với những đứa trẻ mà là việc chúng phải xa gia đình của mình. Những đứa trẻ nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc, khiến cho những người giáo viên không dám nhắc đến mẹ trước mặt bọn chúng. Khi ngày càng nhớ mẹ, nhân vật tôi đã trốn đi để tìm mẹ. Nhưng hỏi hết chỗ này đến chỗ kia, qua bao thời gian vẫn không chờ được mẹ của mình. Khi mà chiến tranh đã kết thúc nhưng mà cha mẹ của nhân vật tôi vẫn không đến. Có thể là họ đã mất tích ở đâu đó, cũng có thể đã chết trong chiến tranh. Nhưng nhân vật tôi vẫn đợi, vẫn còn muốn gặp của mình.

-------------------------------

Trên đây là một số bài mẫu tóm tắt Và tôi vẫn muốn mẹ. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 20/02/2023 - Cập nhật : 20/02/2023