Top 5 bài tóm tắt Cải ơi ngắn nhất nằm trong chương trình ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức.
- Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, tại Cà Mau, mọi người thường gọi là cô Tư.
- Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn thuộc thế hệ 7x. Trước khi bén duyên với công việc viết lách, Nguyễn Ngọc Tư chỉ là một cô gái nông dân bình thường của vùng sông nước Cà Mau. Sau đó, nhờ sự động viên của cha cùng tài năng văn chương và sự đồng cảm với những hoàn cảnh con người vất vả, lam lũ, Nguyễn Ngọc Tư đã bắt tay vào viết những tác phẩm văn học đầu tiên của mình.
- Ba tác phẩm đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư được đăng tải trên tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau. Ấn tượng với cô gái trẻ có văn phong hết sức độc đáo, chị được nhận vào làm tại chính tạp chí này.
- Liên tiếp sau đó, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cho ra mắt nhiều tác phẩm với tiếng vang và giải thưởng lớn. Hiện nay, chị đã gia nhập Hội nhà văn Việt Nam và được coi là hiện tượng văn học đặc biệt ở Nam Bộ, một nhà văn của sự mộc mạc và bình dị thôn quê.
- Ông ngoại
- Biển người mênh mông
- Giao thừa
- Nước chảy mây trôi
- Cái nhìn khắc khoải
- Cánh đồng bất tận.
Cải ơi là tác phẩm lấy trong tập Cánh đồng bất tận sáng tác 2005 là tập truyện ngắn hay và đặc sắc nhất của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.
Cải ơi của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã để lại biết bao niềm cảm xúc lắng đọng trong lòng các độc giả. Mở đầu câu truyện là một cuộc tìm kiếm trên mọi hang cùng ngõ hẹp, ông lang thang cùng với tiếng gọi “Cải ơi!”. Người đó là Năm Nhỏ- người cha già có đứa con gái bỏ nhà ra đi “đã đi qua chợ, qua đồng, tới rất nhiều quê xứ”. Ông lặn lội hơn mười hai năm trời để đi tìm cái Cải- con gái riêng của vợ. Khi còn nhỏ: “một bữa mê chơi làm mất đôi trâu, sợ đòn, nó trốn nhà”. Vợ tưởng vì chuyến đó mà ông chèn ép, ngược đãi con nhỏ, nên bà giận lắm, không nghe ông giải thích. Còn vời người ngoài, người ta đồn đại rằng: “Ông giết con nhỏ rồi lấp ở một chỗ đất nào”. Quá đau khổ và nhục nhã, ông đã bỏ nhà đi, quyết tâm tìm được cái Cải.
Ông lang bạt trên mọi miền quê, lần ấy Năm nhỏ xin vào làm chân sai vặt cho một đoàn nghệ thuật nọ. Trước khi họ biểu diễn, ông tranh thủ cơ hội đó mà mượn micaro và nói: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con….” Vậy nhưng thời gian cứ trôi, biết bao nhiêu năm trời, vẫn chẳng thấy tin tức gì của Cải. Và sau khi nghe Diễm Hương nói mình lên ti vi để cha mẹ- những người từng bỏ cô nhìn thấy, nghe vậy Năm Nhỏ “Lặng người đi, tự hỏi, bây giờ ông lên ti vi, con Cải có nhận ra ông không”. Nhưng giá tiền để được lên tivi tìm người quá mắc, hơn nữa chỉ được nói theo kịch bản họ đưa, vậy nên ông Năm nhỏ đã nghĩ ra một kế khác. Ông đi trộm trâu của nhà người ta, hiên ngang mang ra chợ bán, đúng như dự tính, không lâu sau ông đã bị bắt. Trên đường được áp giả về đồn, ông đã nhắc đi nhắc lại rằng hãy mời phóng viên xuống ghi hình để cảnh báo cho người dân biết đề phòng những tên trộm. Các bài báo về ông nhanh chóng được đưa lên, có nhà báo còn giật tít là “Tên trộm đãng trí”. Chương trình qua ông nhanh chóng được cho phát sóng, khi xin ghi hình nhắn nhủ : “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè, nhà mình ở Cỏ Cháy đó, nhớ không? Về nhà đi con, tội má con vò võ có một mình. Con là trọng chớ đôi trâu có nhằm nhò gì... Về nghe con, ơi Cải...”. Vậy mà khi được lên sóng, người ta chỉ thấy ông nhép miệng một cách tuyệt vọng. Nguyễn Ngọc Tư- một giọng văn mang đậm bản sắc của Miền Tây sông nước. Tác phẩm Cải ơi đã được tác giả khắn họa một cách chân thực qua từng câu văn, nét bút. Qua đó thành công để lại trong lòng độc giả những ấn tượng sâu sắc.
Cải ơi là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyên Ngọc Tư, qua đó đã để lại cho ta nỗi vấn vương về những mảnh đời bất hạnh. Năm nhỏ- một người cha già, ông đã lang thang trên khắp vùng miền để tìm kiếm Cải- con gái được hơn mười hai năm rồi. Lần ấy vì làm mất trâu, mà nó sợ nên bỏ nhà ra đi. Thấy vậy từ vợ đến người ngoài ai cũng nghĩ rằng vì nó không phải con ruột nên ông tính toán, ngược đãi. Dù ông có giải thích thế nào, những vẫn chẳng ai chịu nghe và hiểu ông. Vậy rồi, ông quyết định lên đường tìm cái Cải về. Nói thì dễ, nhưng thoắt cái, mười hai năm trôi qua, nhưng vẫn chẳng có tin tức gì. Lần ấy khi biết được nếu lên ti vi có khả năng cao sẽ tìm được cái Cải, nhưng tiền để được phát sóng lại quá đắt. Vậy nên ông đã nghĩ ra kế, ông đi trộm trâu của người ta, để bị bắt. Vậy là ông đã được lên ti vi, lên báo theo đúng ý nguyện của mình, nhưng khi phát sóng, người ta chỉ thấy Năm nhỏ nhép miệng một cách tuyệt vọng. Qua tác phẩm, nhà văn gửi gắm rất nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Tác phẩm Cải ơi khắc họa hình ảnh nội dung chính khi cuộc hành trình tìm con của người cha tên là Năm suốt 10 năm trời. Dẫu “Cải” chỉ là người con riêng của vợ hai ông với chồng cũ nhưng ông Năm vẫn hết mực yêu thương, chăm sóc bảo vệ con. Vì làm mất cặp trâu nên Cải bỏ nhà ra đi, người ta đồn đoán ông Năm đã hại chết con bé rồi đem giấu xác Cải ở một bãi đất trống. Mọi người đều không tin tưởng ông đặc biệt là vợ ông. Nỗi đau quá lớn cộng thêm đó là sự thất vọng, ông Năm quyết định lên đường đi tìm Cải.
Cải ơi là truyện ngắn của tác giả Nguyễn Ngọc Tư, nó khắc họa một cảm xúc sâu sắc về những đau khổ trong cuộc sống. Nhân vật chính, Năm nhỏ – một người cha già, đã dành hàng chục năm để tìm kiếm con gái của mình, Cải. Con gái đã rời nhà từ khi còn trẻ vì sợ phạt vì một lỗi nhỏ, và kể từ đó không có tin tức gì về cô.
Năm nhỏ đã thậm chí còn phạm tội để có cơ hội xuất hiện trên truyền hình và báo chí, chỉ để thấy con mình nói một cách tuyệt vọng khi được phỏng vấn. Tác phẩm này gửi gắm nhiều thông điệp nhân văn sâu sắc qua câu chuyện của một người cha tìm kiếm con yêu.
“Cải ơi” – tác phẩm truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Ngọc Tư nói về một hành trình đầy gian khổ đi tìm đứa con gái thất lạc tên “Cải” của người cha tên “Năm” đã 10 năm trời. Cải không phải là con ruột của ông, đó là con riêng của vợ hai ông với người chồng trước đó nhưng với tình yêu con, bảo vệ con nên ông đã chăm sóc và nuôi dưỡng con như con đẻ của mình. Một tình cảnh éo le khiến gia đình ông mâu thuẫn, Cải làm mất đôi trâu của nhà nên đã bỏ nhà đi, ông Năm bị đồn tiếng xấu là hại con đem giấu xác. Tất cả mọi người bà con láng giềng đều không tin tưởng ông. Vì quá buồn bã ông Năm quyết định đi tìm Cải. Thấy được tình cảm sâu nặng của cha dành cho con mình qua những tiếng gọi “Cải ơi” của ông Năm.
Truyện ngắn “Cải ơi!” gây xúc động mạnh cho bạn đọc bởi tình cha sâu sắc, cùng lời văn mộc mạc nhưng chan chứa cảm xúc. Cái buồn trong “Cải ơi” dường như nhắc nhở bạn đọc thêm trân trọng, biết ơn những đấng sinh thành của mình - những người đã dốc hết sức mình để nuôi nấng chúng ta.
Ông năm xuất thân là người nông dân sống ở làng Cỏ Cháy. Ông tới ngã ba Sương vì đi tìm cô con gái riêng của vợ - Cải, cô bé vì làm mất trâu, mà nó sợ nên bỏ nhà ra đi.
Ông bị vợ và người ngoài nghĩ rằng Cải không phải con ruột của ông nên bị ông ngược đãi, chèn ép vì làm mất đôi trâu nên mới trốn đi, họ còn đồn rằng “Ông giết con nhỏ rồi lấp ở một chỗ đất nào”. Quá đau khổ và nhục nhã nên ông năm quyết tâm rời nhà để đi tìm Cải. Hành trình tìm đứa con gái của ông Năm vô cùng gian nan, ròng rã suốt mười hai năm trời. Trong những năm tháng ấy ông rơi vào những tình huống ngặt nghèo, gian khổ nhưng ông lại là một người cha giàu tình yêu thương con, giàu lòng tự trọng không bị cái khó của cuộc sống làm nản lòng, luôn tìm mọi cơ hội để tìm con.
Qua những câu chuyện trong chuyến hành trình của ông Năm, ông cũng thể hiện đức tính cao quý, lòng bao dung, vị tha, quan tâm, thương yêu những người đồng cảnh ngộ với ông.
Thàn có cái tên đặc biệt, thiếu một chữ h, điều đó dường như ám chỉ rằng dẫu Thàn là một người có niềm đam mê cháy bỏng, nhiệt huyết với nghệ thuật nhưng mà thiếu một chút gì đó nên không thể thành danh trên con đường nghệ thuật. Sau này Thàn cũng chịu đựng số phận “Lẹt đẹt bên hông chợ lớn”, lưu lạc không thực hiện được ước mà mình hằng mong mỏi.
Tuy hoàn cảnh khó khăn, lận đận nhưng Thàn lại có tình thương người, đồng cảm với hoàn cảnh nghiệt ngã của ông Năm và dành thứ tình yêu chân thành nhất cho người yêu – Diễm Thương.
Diễm Thương là người yêu của Thàn, bán quán ở ngã ba Sương. Cô có cái tên rất đẹp thể hiện sự yêu kiều, trìu mến nhưng trái ngược với cái tên Diễm Thương là có khuôn mặt không đẹp, bình thản, lạnh trơ, không ra vui, buồn và mái tóc nhuộm vàng hoe chơm chởm như rễ tre.
Diễm Thương giống như Thàn và ông Năm, đều có một quá khứ đau buồn, cô bị cha mẹ nhẫn tâm mà bỏ rơi, điều đó khiến cho cô có tính cách lạnh lùng vô cảm nhưng sâu trong tâm hồn lại là một cô gái khát kháo tình thương vô bờ