logo

Phân tích Và tôi vẫn muốn mẹ

Chiến tranh luôn là thứ khiến con người căm phẫn, cũng lấy đi biết bao điều quý giá của con người. Giữa khung cảnh tan tác đau thương ấy, hình ảnh người mẹ đã hiện lên với tất cả tình yêu thiêng liêng và ngây thơ nhất của đứa con. Mời các bạn cùng Toploigiai tìm hiểu xem nhà văn Avét-la-na A-lếch-xi-ê-vích đã làm thế nào thông qua bài Phân tích Và tôi vẫn muốn mẹ


Dàn ý Phân tích Và tôi vẫn muốn mẹ

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Avét-la-na A-lếch-xi-ê-vích(những nét chính về con người, cuộc đời và đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ… (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật,...)

Thân bài:

- Khung cảnh về bức tranh chiến tranh tàn khốc

- Những vẻ đẹp tính cách của nhân vật tôi

- Sự hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng rất kiên cường bất khuất

- Tình cảm thiêng liêng của nhân vật dành cho mẹ của mình

Kết bài: Khẳng định lại nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. Từ đó liên hệ với cuộc sống hiện nay.   

Dàn ý Phân tích Và tôi vẫn muốn mẹ

Phân tích Và tôi vẫn muốn mẹ

       Chiến tranh luôn tàn khốc, nó gây ra cho con người biết bao những tổn thương nặng nề. Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích cũng đã tái hiện cái thực tế tàn bạo đó, cùng với tình cảm mẹ con thiêng liêng qua tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” được trích trong “Những nhân chứng cuối cùng” sáng tác năm 1985.

       Trong con mắt của những đứa trẻ thơ, chúng chưa biết được chiến tranh là như thế nào. Nhưng thông qua những con chữ ta vẫn có thể thấy được những cảnh tượng tang thương, ám ảnh mà chiến tranh mang lại. Nhân vật tôi tự kể câu chuyện của mình, tự nhớ lại những ký ức tuổi thơ mà mình đã trải qua để thấy được cái hiện thực của chiến tranh và những giá trị của tình cảm gia đình. Nét đẹp đầu tiên của nhân vật tôi lúc bé đó chính là một đứa trẻ hồn nhiên, kiên cường. Nhân vật tôi reo hò khi lần đầu tiên thấy máy bay, chỉ biết ngồi lên xe đi và nghĩ mình đang được đi trại hè. Những đứa trẻ ngây thơ được chuẩn bị cho rất nhiều bánh kẹo, sẵn sàng sẻ chia số bánh kẹo đó cho những người lính bị thương. Chúng không biết rằng mai sau đây chúng sẽ không còn cái gì để ăn. Khi đói khát ngày một nhiều, cuộc sống của những đứa trẻ càng khổ cực hơn khi phải ăn cả cỏ, vỏ cây. Đọc những câu văn này khiến người đọc phải xót xa, thương cho tình cảnh khốn khó này. Nhưng khó khăn là thế nhưng nhân vật tôi vẫn rất là kiên cường, có gì ăn nấy thích nghi nhanh trước hoàn cảnh. Là một đứa trẻ nhưng có thể làm rất nhiều công việc để giúp đỡ người khác. 

Phân tích Và tôi vẫn muốn mẹ

    Nét tính cách thứ hai cũng là nét tính cách khiến người đọc ấn tượng nhất đối với nhân vật tôi. Nhân vật tôi có tình cảm sâu sắc với ba mẹ của mình, đó có lẽ là thứ tình cảm giúp nhân vật tôi vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh. Lúc nào cũng muốn được tìm lại mẹ, không ngại khó khăn khổ cực. Những câu chuyện mà nhân vật tôi kể, không có những khung cảnh gia đình áp, ở đó toàn sự chia ly xa cách. Nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được sự yêu thương của nhân vật tôi dành cho cha mẹ, cũng như của cha mẹ dành cho nhân vật tôi. Thứ tình cảm đó khắc sâu vào tâm trí của tác giả theo nhân vật tận đến sau này. Đó là thứ tình cảm khát khao dai dẳng đi theo suốt những năm tháng trưởng thành của  nhân vật tôi. Tựa đề câu chuyện là “Và tôi vẫn muốn mẹ…” cho thấy thứ tình cảm mãnh liệt tình mẫu tử. Khi nhân vật tôi chỉ là một đứa trẻ, tình yêu lớn nhất là dành cho gia đình của mình. Dù có đói khát thì chúng vẫn không khóc lóc mà chỉ khóc khi nhớ đến mẹ của mình. Tận khi lớn lên thì thứ tình cảm đó vẫn không mất đi. Dù có không còn chiến tranh, cuộc sống đủ đầy thì thứ tình cảm đó vẫn ăn sâu nảy mầm trong tâm trí của nhân vật tôi. Viết về đề tài chiến tranh, các nhà văn Việt Nam cũng có rất nhiều tác phẩm nói về hiện thực chiến tranh và ca ngợi tình cảm gia đình trong thời kỳ đó. Như “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Cả hai nhà văn đều dùng những ngòi bút riêng của mình để lên án cái thảm khốc của chiến tranh và ca ngợi cái kiên cường, tình cảm con người trong thời kỳ đó.

       Qua tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích ta thấy được một bức tranh chiến tranh khốc liệt, nhưng ở đó vẫn có những đứa trẻ như nhân tôi hồn nhiên, ngây thơ nhưng mang những tình cảm thiêng liêng. Từ đó ta càng trân trọng cuộc sống hòa bình hiện nay và càng yêu thương gia đình hơn. 


Sơ đồ tư duy phân tích Và tôi vẫn muốn mẹ

Phân tích Và tôi vẫn muốn mẹ

-------------------------

Trên đây là một số bài mẫu Phân tích Và tôi vẫn muốn mẹ. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 20/02/2023 - Cập nhật : 22/04/2024