logo

Phân tích vở kịch Trương Chi ngắn nhất Ngữ Văn 11 Cánh Diều

Tác phẩm kịch nổi tiếng Trương Chi của Nguyễn Đình Thi đã để lại trong lòng độc giả bao cảm xúc vấn vương về chuyện tình của nàng Mỵ Nương và chàng Trương Chi. Dù được ra đời khá lâu rồi, nhưng hiện nay, trong các bài ca Quan họ dân gian vẫn thường nhắc tới câu chuyện tình cảm đầy tiếc nuối này. Dưới đây là bài Phân tích Trương Chi, mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo.


Dàn ý Phân tích Trương Chi

I. Mở bài

Giới thiệu một số nét chính về tác giả Nguyễn Đình Thi, tác phẩm Trương Chi.

II. Thân bài

- Thể loại tác phẩm: Truyện cổ dân gian

- Nội dung tác phẩm: Truyện kể về mối tình dang dở giữa nàng Quận chúa Mị Nương có sắc nước hương trời- xinh đẹp tuyệt trần, cầm kỳ thi hoạ môn nào cũng giỏi và chàng Trương Chi mồ côi cha mẹ từ sớm, ngày ngày sống và đánh bắt cá trên chiếc thuyền nhỏ cũ rách với dung mạo xấu xí, nhưng bù lại, chàng có một giọng hát rất hay.

III. Kết bài

Sau khi đọc xong tác phẩm Trương Chi, em cảm thấy như thế nào? Nêu cảm nhận của bản thân em.

Dàn ý Phân tích Trương Chi

Phân tích Trương Chi

Tác phẩm kịch nổi tiếng Trương Chi của Nguyễn Đình Thi đã để lại trong lòng độc giả bao cảm xúc vấn vương về chuyện tình của nàng Mỵ Nương và chàng Trương Chi. Dù được ra đời khá lâu rồi, nhưng hiện nay, trong các bài ca Quan họ dân gian vẫn thường nhắc tới câu chuyện này:

“Ngày xưa có anh Trương Chi

Người thì thậm xấu, hát thì thật hay

Mỵ Nương vốn ở lầu tây

Con quan Thừa tướng ngày ngày cấm cung

Trương Chi vốn ở dưới sông
Chèo đò ngang dọc đêm đông dãi dầu.

Trương Chi mới hát một câu

Gió đưa phảng phất tới lầu Mỵ Nương

Mỵ Nương nghe hát thì thương

Nhưng trông thấy mặt anh chường lại chê

Trương Chi buồn bã ra về

Cắm sào giữa bến hát thề một câu

Kiếp này đã dở dang nhau

Có sang kiếp khác lấy nhau cũng không thành.”

Ngày xửa, ngày xưa, từ lâu lắm rồi, một quan Thừa tướng chức cao vọng trọng, có người con gái xinh đẹp tên là Mỵ Nương, nàng chỉ được ở trong cấm cung lầu tây, chẳng được bước ra ngoài. Ngày ngày, nàng thường ngồi bên cạnh cửa sổ để thêu thùa, đọc sách và ngâm thơ. Mỗi lúc nhàn rỗi thì Mỵ Nương lại nhìn ra con sông phía xa kia để thưởng thức cảnh sắc đẹp mơ màng. Nàng thường âm thầm theo dõi một chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ êm trên mặt nước tĩnh lặng của chàng trai lạ làm nghề đánh cá. Người đánh cá ấy ta tên là Trương Chi khi đi đánh cá, anh vừa làm vừa ngân nga hát. Không nhìn rõ mặt người, nàng Mỵ Nương chỉ nghe thấy tiếng hát vẳng đưa từ xa vọng lại. Tiếng hát ấy rất hay, nhưng nghe kĩ thì thấy cũng rất buồn như ẩn chứa một tâm sự gì đấy. Có lẽ tiếng hát của người đánh cá đã gợi cho người thiếu nữ khuê các về một khát khao, ước mơ gì đấy, hay phải trăng là cảm thấy đồng điệu, thấy thích mà một hôm, vắng tiếng hát, nàng lại thấy nhớ. Vắn tiếng ca quen thuộc, nàng mòn mỏi đợi chờ, không lâu sau Mỵ Nương bắt đầu ốm. Các vị lương y thay nhau tới bắt mạch cắt thuốc. Nhưng cho dù đã uống thuốc nhưng bệnh tình nàng vẫn không thuyên giảm. Sau hỏi dò các thị tỳ mới mang máng đoán là nàng ốm vì bệnh tương tư. Vậy nên các vị lương ý đã khuyên Thừa tướng hãy cho gọi anh lái đò vào cung.

Trương Chi được Thừa tướng cho gọi vào, chàng tuân lệnh tiến cung, ngày ngày chăm chỉ quạt lò và sắc thuốc cho Quận chúa. Ngồi buồn anh chàng lại quen thói cũ, vô tình cất giọng hát lên một câu. Chỉ vậy thôi mà khi Mỵ Nương nghe thấy, bỗng dưng nàng bệnh khỏi. Nhưng đến khi trông rõ mặt mũi người đánh cá mà mình mong chờ bấy lâu, nàng bỗng sững người, cảm thấy giấc mộng đẹp giờ đã tan tành. Từ đó nàng chẳng còn mê tiếng hát của chàng đánh cá Trương Chi nữa.

Nàng Mỵ Nương là vậy, nhưng khổ thay, sau buổi gặp gỡ ấy, chàng Trương Chi lại đâm ra thất tình. Bởi quả thật thấy người đẹp thì mê, nhưng Trương Chi cũng biết phận mình kém hèn, chẳng xứng với cô khuê nữ ấy, vì quá buồn chán mà một hôm, sau khi hát xong một câu cuối cùng trong đời:

“Kiếp này đã dở dang nhau,

Thì xin kiếp khác duyên sau lại lành.”

Phân tích Trương Chi

Trương Chi đã nhảy xuống sông tự vẫn. Dù phần thân xác đã chết nhưng hồn anh nhập vào cây bạch dương cũng là nơi Trương Chi được chôn cất. Bạch dương là một thứ gỗ quý. Có người thợ khéo léo, đi lấy gỗ bạch đàn tiện đã làm thành một bộ chén trà rất đẹp vậy nên đã dâng quan Thừa tướng- cha của Mỵ Nương. Khi nàng cầm lấy chén rót nước vào thì bỗng dưng một bóng dáng quen thuộc hiện lên, chính là người đánh cá chèo thuyền đây mà. Mỵ Nương chầm chạm xoay trong lòng chén rồi “im lặng một giây” . Tức thì tiếng hát quen thuộc năm xưa lại văng vẳng bên tai nàng, tiếng hát ấy như nỏ non đang than khóc cho mối tình tuyệt vọng:

Tiếng hát:

“Mặt nước chân mây

Sông dài sóng cả 

Em ơi anh đi tìm 

Tìm em như thể tìm chim... “

Mị Nương cất giọng hỏi nhỏ “Anh còn hát cho tôi nghe được đấy ư?”

Tiếng hát lại tiếp tục:

“Lác đác hạt mưa 

Lất phất hạt mưa

Hạt mưa bay đến

Mắt ai lệ mờ

Nước biếc lặng tờ...”

Nghe tiếng ca quen thuộc mà lòng người con gái chạnh đau. Một giọt nước mắt từ từ rớt xuống, cái chén nát tan: “ Vâng, mãi mãi như vậy rồi, không gì khác đi được nữa…”

Như vậy tác phẩm Trương Chi của nhà văn Nguyễn Đình thi đã để lại cho độc giả rất nhiều tiếc nuối về chuyện tình giữa nàng Mỵ Nương và chàng Trương Chi.

------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn bài dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Trương Chi. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 20/02/2023 - Cập nhật : 15/08/2023