logo

Soạn bài Huyền diệu lớp 11 trang 156, 157 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Huyền diệu lớp 11 trang 156, 157 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Huyền diệu lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Bạn hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề ấy có ý nghĩa định hướng việc đọc tác phẩm như thế nào?

Trả lời:

“Huyền diệu” là một nhan đề độc đáo và mới mẻ, gợi nên sự tò mò, bí ẩn khiến người đọc cảm thấy hứng thú và thú vị.

Câu 2. Việc chọn câu thơ của Bộ-đơ-le làm đề từ có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Câu thơ của Bộ-đơ-le có nghĩa là “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau”. Qua đó có thể thấy việc chọn câu thơ của Bộ-đơ-le làm đề từ có ý nghĩa muốn nói đến sự giao thoa và hòa hợp giữa ba loại trên.

Câu 3. Nêu ấn tượng bao trùm về bài thơ và lí giải nguyên nhân đưa đến ấn tượng ấy.

Trả lời:

Ấn tượng bao trùm về bài thơ của em là bài thơ như một bức tranh có đủ màu sắc, hương thơm và cả âm thanh, tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc cho người đọc

Câu 4. Những tri thức ngữ văn nào đã học cần được vận dụng để việc đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quả?

Trả lời:

Những tri thức ngữ văn đã học cần được vận dụng để việc đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quả là cần cảm nhận nghệ thuật và ngôn ngữ thơ văn ở nhiều khung bậc.

Câu 5. Chỉ ra những kết hợp từ ngữ mà bạn cho là có tính chất khác thường trong bài thơ.

Trả lời:

Những kết hợp từ ngữ mà em cho là có tính chất khác thường trong bài thơ là câu mở đầu của tác phẩm. Thay vì lấy thơ của mình làm câu đề từ thì Xuân Diệu lại chọn một câu thơ bằng tiếng Pháp của Bô- đơ- le trong bài thơ Tương Giao để làm câu đề từ. Nghĩa của câu thơ đó là “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau”. Có thể nói, qua câu thơ của Bô- đơ- le, Xuân Diệu đã như tìm được cảm hứng sáng tác cho mình với nội dung nói về sự giao thoa và hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh.

Câu 6. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ theo cảm nhận của bạn.

Trả lời:

Huyền Diệu là một bài thơ nổi tiếng của Xuân Diệu được lấy cảm hứng từ câu thơ của Bô- đơ- le được viết bằng tiếng Pháp với nội dung “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau”. Cũng do đó mà cả bài thơ như dẫn dắt người đọc vào thế giới của những âm thanh nhẹ nhàng, những màu sắc tinh tế với hương thơm ngào ngạt. Đến khúc nhạc trong bức tranh ấy cũng thơm, những khúc nhạc du dương ẩn hiện cả hoa và phảng phất hương thơm. Những âm thanh bên tai không chỉ là tiếng nhạc mà còn lẫn lộn các loại tiếng khác như “giọng suối, lời chim, tiếng khóc người”. Có thể nói hồn thơ Xuân Diệu là một cái gì đó rất riêng và thơ mộng, với một tâm hồn luôn khát khao hòa nhập với cuộc đời. Bài thơ đã thể hiện được niềm khát khao và mong ước hòa tan vào cuộc sống của tác giả, góp phần đưa Xuân Diệu vào một vị trí vững chắc trong hàng ngũ nhà thơ, nhà văn Việt Nam.


Phân tích bài Huyền Diệu

>>> Phân tích bài thơ Huyền Diệu

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Huyền Diệu trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 05/04/2023