logo

Soạn bài Trao duyên lớp 11 trang 14, 15, 16 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Trao duyên lớp 11 trang 14, 15, 16 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 2 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Trao duyên lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Nêu bố cục của đoạn trích và chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại, lời độc thoại của các nhân vật.

Trả lời:

- Có thể chia đoạn trích Trao duyên ra làm 3 phần: 

+ Phần 1 (12 câu đầu): Khung cảnh Kiều trao duyên cho Thúy Vân.

+ Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò.

+ Phần 3 (còn lại): Tâm trạng đau đớn và đoạn độc thoại nội tâm của Kiều.

- Lời người kể chuyện nằm trong câu: 711, 725, 730, 735.

- Lời đối thoại nhân vật nằm trong câu: 715, 720, 740, 745.

- Lời độc thoại nhân vật nằm trong câu: 750, 755.

Câu 2. Thuý Kiều nảy sinh ý định trao duyên cho Thuý Vân trong thời điểm nào? 

Trả lời:

Thuý Kiều nảy sinh ý định trao duyên cho Thuý Vân trong thời điểm trước khi Kiều thu xếp việc bán mình.

Câu 3. Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thuý Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào? Tìm hiểu giá trị của những từ ngữ được dùng để thể hiện thái độ đó.

b. Thuý Kiều đã dựa vào điều gì để thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên?

c. Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã dặn dò những gì? Lời dặn dò ấy có nhất quản với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thuý Vân trước đó hay không? Chỉ ra những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự nhất quán hoặc không nhất quán ấy.

d. Nêu diễn biến tâm lí của Thuý Kiều khi nói lời trao duyên và khi trao kỉ vật cho Thuý Vân. Hãy phân tích, lí giải quá trình diễn biến tâm lí đó.

Trả lời:

a. Qua đoạn trích, có thể thấy lời nhờ cậy Thúy Vân được Thuý Kiều bày tỏ với thái độ rất tôn trọng và nhẹ nhàng, tình cảm, không giống như là lời bề trên nói với bề dưới, được thể hiện qua các từ ngữ như “Cậy, lạy, thưa”.

b. Để thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên, Thuý Kiều đã dựa vào hoàn cảnh của chính mình và gia đình để nhờ vả. Cô đã phải rất khó khăn trong lựa chọn của mình, với một bên là tình yêu đang rất mặn nồng và sâu đậm, một bên là gia đình trong khi cha và em trai bị oan trong tù. Kiều đã rất mong em thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà chấp nhận mối tơ thừa này.

c. Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã dặn dò những gì? Lời dặn dò ấy có nhất quản với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thuý Vân trước đó hay không? Chỉ ra những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự nhất quán hoặc không nhất quán ấy.

Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã dặn dò rằng đây là duyên giữa Vân và Trọng chứ không phải của mình. Những kỉ vật của chị đã trao cho em thì đã là của em nhưng hãy coi nó là của chung vì nó cũng là một phần tình cảm của chị. Lời dặn dò ấy cũng chưa nhất quản với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thuý Vân lắm do khi bảo là duyên đã hết hẳn mà trong lòng vẫn còn những yêu thương, những nuối tiếc. Dù lý trí nàng đã cho rằng mình cạn duyên với Trọng nhưng trong trái tim và sâu tận thâm tâm này vẫn còn rất nhiều tình cảm và lưu luyến không nỡ rời bỏ.

d. 

Diễn biến tâm lí của Thuý Kiều khi nói lời trao duyên và khi trao kỉ vật cho Thuý Vân diễn ra rất phức tạp.

“Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Mở đầu là giọng nói nhẹ nhàng mà rất tôn trọng của Kiều giành cho Vân, không giống cách mà người chị nói với người em. Có thể thấy, Kiều rất hy vọng và có niềm tin vào Vân rằng em sẽ làm được điều mà mình mong muốn. Dù chính mình cũng có hoàn cảnh khó nói nhưng Kiều cũng rất sợ em cũng có hoàn cảnh riêng của mình mà không làm được điều mà mình nhờ vả. Tuy nhiên, không dài dòng, Kiều đã vào vấn đề chính luôn, nàng đã kể lại hoàn cảnh khó khăn của mình và sự hy sinh của mình trong tình yêu và gia đình, mong em thông cảm cho mình và chấp nhận yêu cầu đó. Sau tám câu mở đầu nói về nỗi bất hạnh của mình, Kiều tiếp tục thuyết phục Vân thay nàng trả nghĩa cho Kim Trọng.

Dù biết Thúy Vân đến với Kim Trọng là do mình nhờ vả và thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng Kiều cũng chỉ trao được duyên chứ không trao được tình yêu. Kiều đã trao lại cho Vân những kỉ vật tình yêu giữa hai người nhưng mong em dù giữ vật nhưng hãy coi nó là của chung vì dù duyên cạn nhưng tình vẫn còn.

Câu 4. Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều trong mười dòng thơ cuối (chú ý sự thay đối đối tượng tâm tình và giọng điệu).

>>> Xem trả lời  

Câu 5. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích. Hãy minh hoạ bằng một ví dụ mà bạn thấy tâm đắc.

Trả lời:

Có thể thấy qua đoạn trích, nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du là một thứ gì đó rất khác biệt và đặc sắc. Những từ ngữ không quá đơn giản cũng không quá phức tạp, giúp khơi gợi được sự đồng cảm từ phía người đọc. Một ví dụ minh hoạ mà em thấy tâm đắc nhất là:

Phận sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Chỉ với hai câu thơ mà tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật như so sánh thân phận của Kiều bạc như vôi dưới dạng câu hỏi tu từ. Câu thơ đã cho thấy tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều trước thân phận bạc mệnh, đắng cay và tủi nhục của mình.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Trao duyên trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 05/04/2023