logo

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? lớp 11 trang 35, 36, …, 41 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? lớp 11 trang 35, 36, …, 41 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 2 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Những đặc tính tự nhiên nào của sông Hương đã được tác giả chú ý làm nổi bật trong văn bản? Hãy chỉ ra các đoạn tiêu biểu nói về từng đặc tính của sông Hương.

Trả lời:

Tác giả miêu tả sông Hương ở nhiều khái canh và ở mỗi nơi, sông Hương lại mang trong mình một đặc tính riêng. Những đặc tính tự nhiên của sông Hương đã được tác giả chú ý làm nổi bật trong văn bản là:

+ Ở thượng nguồn, sông Hương như một người con gái man dại của núi rừng với vẻ đẹp hoang dã và hung tợn.

+ Tuy nhiên nó ngày càng trở nên mềm mại, gợi cảm và đa cảm hơn khi vào thành phố.

Các đoạn tiêu biểu nói về từng đặc tính của sông Hương:

+ Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại. 

+ Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây - nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “bốn bề núi phủ mây phong - mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng vạn niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lý, như cổ thụ, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà...

Từ đấy, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam - đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trăng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non.

Câu 2. Với Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả đã nhìn sông Hương như con người có tính cách, tình cảm riêng. Hãy tìm trong đoạn trích một số chi tiết thể hiện điều đó và phân tích nét độc đáo của nghệ thuật so sánh, nhân hoá đã được nhà văn sử dụng.

Trả lời:

Với Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả đã nhìn sông Hương như con người có tính cách, tình cảm riêng. Trong đoạn trích, một số chi tiết thể hiện điều đó là:

+ Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. 

→ So sánh với người con gái, có thể thấy sông Hương lúc là một cô gái với vẻ đpẹ man dại, phóng khoáng, lúc lại êm dịu, đằm thắm, dịu dàng đến lạ thường.

+ Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. 

→ Dù được cảm nhận trên nhiều phương diện và nhiều góc nhìn nhưng dù nhìn theo hướng nào thì sông Hương đối với Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng rất dịu dàng như người con gái.

Câu 3. Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương có sự gắn bó như thế nào với thành phố Huế. Phân tích một số hình ảnh, chi tiết làm rõ mối quan hệ đặc biệt này.

Trả lời:

Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương có sự gắn bó mật thiết với thành phố Huế. Không chỉ là một phần của thành phố, chứa đựng những tinh hoa và tính cách của con người nơi đây, mang lại vẻ đẹp riêng cho Huế mà nó còn là nhân chứng lịch sử, là người bạn tri kỉ gắn bó với biết bao thế hệ người nơi đây.

Một số hình ảnh, chi tiết làm rõ mối quan hệ đặc biệt này là:

+ Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya.

+ Từ ngã ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ: mang dáng vẻ trầm mặc khi chảy qua những lăng tẩm, đổi dòng chuyển hướng liên tục. Từ chân đồi Thiên Mụ đến lúc gặp Huế: “vui hẳn lên”, “kéo một nét thẳng” vì tìm đúng đường về. Giáp mặt Huế, sông Hương không gặp Huế ngay mà “uốn một cánh cung ...tình yêu” như một người con gái bẽn lẹn, ngại ngùng.

+ Tác giả so sánh sông Hương với người con gái chung thủy, chỉ thuộc về một thành phố duy nhất.

Câu 4. Trong văn bản, có hai phương diện đáng chú ý: những thông tin khách quan về sông Hương và cảm xúc của tác giả về con sông này. Theo bạn, nội dung nào nổi trội hơn? Cơ sở nào giúp bạn xác định như vậy?

Trả lời:

Trong văn bản, có hai phương diện đáng chú ý: những thông tin khách quan về sông Hương và cảm xúc của tác giả về con sông này. Theo em, những thông tin khách quan về sông Hương nổi trội hơn. Cơ sở giúp em xác định như vậy là:

+ Giống như tên gọi của tác phẩm, “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, ngay từ tiêu đề tác giả đã muốn tìm hiểu về nguồn gốc tên gọi và xuất xứ của dòng sông.

+ Trong tác phẩm cũng đã miêu tả rất chi tiết từng vẻ đẹp và từng giai đoạn của dòng sông trên mọi lĩnh vực, từng góc nhìn.

+ Có thể thấy, tác giả đã đặt rất nhiều tình cảm và cảm xúc của mình vào bài viết và quan sát rất tinh tế và tỉ mỉ. 

Câu 5. Kiến thức văn hoá tổng hợp đã được tác giả huy động như thế nào khi viết bài tuỳ bút về sông Hương? Theo bạn, mục đích của việc huy động kiến thức đó là gì?

Trả lời:

Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là sự tổng hòa của rất nhiều lĩnh vực như văn hóa, lịch sử, văn học, địa lý,…Trong đó có thể thấy kiến thức văn hoá tổng hợp đã được tác giả huy động rất rộng và đặc sắc. Qua hình ảnh sông Hương, tác giả đã cho thấy được những nét đẹp về văn hóa của xứ Huế cùng con người nơi đây:

- Trên phương diện địa lý: Sông Hương được tác giả quan sát ở nhiều phương diện, nhiều góc nhìn và ở mỗi một địa điểm, một góc nhìn nó lại mang trong mình dáng vẻ riêng, lúc thì man dại, hào hùng, lúc thì dịu dàng, đằm thắm.

- Trên phương diện văn hóa, lịch sử:

+ Dòng sông luôn đồng hành, gắn bó, gần gũi với con người và xứ Huế. Tính cách con người xứ Huế cũng được thể hiện qua đặc tính sông Hương với những nét mềm mại, chí tình và chung tình.

+ Là nơi chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử và chứa đựng những nét đẹp văn hóa nghệ thuật của Huế.

+ Sông Hương là dòng sông âm nhạc. Những âm thanh xứ Huế như ám vào từng làn sóng của con sông.

+ Sông Hương là dòng sông thi ca.

Câu 6. Nêu cảm nhận của bạn về ý nghĩa nhan đề bài tuỳ bút. Theo bạn, cách đặt nhan đề của tác giả có gì đáng chú ý?

>>> Xem trả lời 

Câu 7. Phân tích một số yếu tố nghệ thuật mà bạn cho là đặc sắc trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

>>> Xem trả lời  

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 05/04/2023