logo

Soạn bài Cầu hiền chiếu lớp 11 trang 76, 79 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Cầu hiền chiếu lớp 11 trang 76, 77, 78, 79 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Cầu hiền chiếu lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Chiếu cầu hiền được ban bố với lí do và mục đích gì?

Chiếu cầu hiền được ban bố với lí do: Nước ta vừa mới phải trải qua chiến tranh, một triều đại mới thành lập nên lòng dân chưa yên mà dân chưa yên thì khó bề mà vững nước, thêm vào đó các sĩ phu của các triều đại trước chưa thực lòng muốn ủng hộ triều đại Tây Sơn nên vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền với mục đích chiêu mộ nhân tài ra giúp vua Quang Trung bình định thiên hạ, xây dựng đất nước vững mạnh để nhân dân được an ổn, hạnh phúc.

Câu 2. Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?

Văn bản đã hướng tới đối tượng trong xã hội lúc bầy giờ là: Những nhân tài, sĩ phu yêu nước, đặc biệt là những sĩ phu Bắc Hà đi theo những triều đại trước kia.

Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước là: 

- Thứ nhất, những đối tượng này nhiều người đã ở ẩn, không màng tới thế sự nữa vì một lòng trung thành với triều đại cũ; thứ hai

-Thứ hai, triều đại Tây Sơn mới thành lập, họ chưa tin tưởng vào vua Quang Trung và những người đi theo ông

- Thứ ba, một số nhóm người lại đang e ngại tiến cử bản thân và không biết có ai để tiến cử cho triều đình

- Thứ tư, có những sĩ phu sợ làm quan cho triều đại Tây Sơn sẽ khác với những tư tưởng của triều đại cũ, khiến bản thân bị biến chất

Câu 3. Văn bản có mấy phần? Phân tích mối quan hệ giữa nội dung các phần.

Văn bản có 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Sự liên quan mật thiết giữa hiền tài và vua, người đứng đầu quốc gia

- Phần 2 (Tiếp đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao?”): Hoàn cảnh của đất nước khi đó và sự cấp thiết của thế sự

- Phần 3 (Còn lại): Đường lối, chính sách cầu hiền của triều đình

=> Nội dung 3 phần có mối liên kết thực chặt chẽ với nhau. Khiến cho tất cả trở nên thật mạch lạc, thuyết phục và đều hướng tới mục đích chung của chiếu là cầu hiền. Trong bài chiếu, Ngô Thì Nhậm đã đưa ra được những dẫn chứng và lời lẽ chính xác, tác động sâu sắc tới tâm lý người đọc, một số lí lẽ hay như người hiền là sao sáng, mà sao sáng phải về chầu ngôi bắc thần, đây là điều mà bao nhiêu nghìn năm lịch sử đã chứng minh. Tiếp đến, hiền tài là nguyên khí quốc gia mà hoàn cảnh nước ta khi đó vừa mới đánh đuổi thành công quân xâm lược, lập nên triều đại mới đang thiếu hiền tài, tình thế khó khăn, gấp rút. Và chiếu cầu hiền càng trở nên thuyết phục hơn khi có những đảm bảo về đường lối, chính sách tuyển chọn và sử dụng người tài của vua Quang Trung. Ba phần của chiếu cầu hiền thật sự hòa hợp, bổ sung lẫn nhau và không thể tìm thấy lỗ hổng trong bài nghị luận xuất sắc này.

Câu 4. Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh?

Nghệ thuật lập luận của Ngô Thì Nhậm thật đặc sắc, được thể hiện qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh. Trước tiên Ngô Thì Nhậm chỉ ra chân lí hiển nhiên bao đời nay, hiền tài là sao sáng mà sao nào cũng về chầu sao Bắc thần là vua. Tiếp theo, ông đưa ra một loạt dẫn chứng với lí lẽ thuyết phục không ai có thể chối cãi về hoàn cảnh khó khăn của đất nước khi đó. Vừa mới đánh đuổi quân xâm lược Mông-Nguyên, dành lại được hòa bình nhưng dẹp xong giặc ngoài mà trong tình hình trong nước ta vẫn rối ren, không có nhân tài giúp xây dựng triều đình mới, lòng dân bất an, mà dân không an vận nước khó giữ vững. Rồi Ngô Thì Nhậm sự dụng cả nhiều lời lẽ có tính biểu cảm, thuyết minh như “Nay trẫm ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?” Đây là những câu văn hay, đầy tính nhân văn và chạm vào lòng trắc ẩn của những người hiền tài, để cho họ nhận ra mình đang thiếu trách nhiệm với đất nước nhưng đồng thời cũng thấy được sự nhượng bộ, tấm lòng của một vị vua vì xã tắc. 

Câu 5. Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Chiếu cầu hiền?

Theo em, điều tạo nên sức thuyết phục của “Chiếu cầu hiền” là những lí lẽ thuyết phục, hòa hợp và vô cùng chặt chẽ của Ngô Thì Nhậm. Trong chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm sử dụng linh hoạt những câu văn mang ý nghĩa nhu và cương, chỉ rõ cách để hóa giải tình huống nguy nan của toàn dân tộc là sử dụng người tài xây dựng đất nước. Toàn bộ bài chiếu đã được bố trí thật hợp lí, bổ sung lẫn nhau, cùng hướng tới một mục đích chung là cầu hiền tài, tạo nguyên khí quốc gia. Chiếu cầu hiền quả là bài văn chính luận sâu sắc.

Câu 6. Viết Chiếu cầu hiền trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi gắm khát vọng lớn lao nào đối với đất nước?

Viết Chiếu cầu hiền trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi gắm khát vọng lớn lao với đât nước. Đầu tiên, hoàn cảnh của nước ta khi đó rất nguy nan, vừa đánh đuổi xong quân xâm lược Mông-Nguyên, cả người và vật đều bị tổn thất, lại còn phải xây dựng triều đình mới, đất nước không thể một ngày không vua. Vậy mà nguyên khí của quốc gia, điều quan trọng nhất để xây dựng đất nước là hiền tài lại đang thiếu thốn nặng nề. Nên điều cấp thiết nhất của nước ta là phải tìm người hiền tài, cùng vua dựng nước, yên ổn xã tắc, làm an lòng dân. Viết chiếu cầu hiền trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy, được vua Quang Trung tin tưởng nên Ngô Thì Nhậm đã gửi gắm những khát vọng thật mãnh liệt đối với đất nước. Chính là mong đất nước được thái bình, yên ổn, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và hiền tài, nguyên khí của quốc gia luôn thịnh vượng.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Chiếu cầu hiền trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/02/2023 - Cập nhật : 17/03/2023